12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Chi tiết cách đếm nhịp thở, đo SpO2 tại nhà để kiểm tra tình trạng F0 trở nặng

Trong bối cảnh số lượng bệnh nhân đang tăng cao, mô hình cách ly và điều trị F0 tại nhà được triển khai nhằm giảm tải cho hệ thống y tế trong công tác điều trị, đặc biệt hướng tới tất cả bệnh nhân đều được tiếp cận dịch vụ y tế. Khi chăm sóc bản thân tại nhà, F0 cần biết cách theo dõi nhịp thở và nồng độ oxy. Nếu thấy các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cho nhân viên y tế.

Điều kiện cách ly F0 tại nhà

Theo văn bản từ Sở Y tế TP.HCM, điều kiện để F0 điều trị tại nhà là F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp, SpO2 ≥ 96%, nhịp thở <20 lần/phút), dưới 45 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì.

Ngoài ra, người F0 có khả năng tự chăm sóc bản thân, có máy đo SpO2, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu. Đối với trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền không tự chăm sóc cá nhân thì cần có người hỗ trợ và chăm sóc khi cách ly tại nhà.

F0 cần có khả năng tự chăm sóc bản thân, có máy đo SpO2, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu - (Ảnh: Internet)

Về cơ sở vật chất, F0 cần có:

- Phòng riêng, có cửa sổ thông thoáng, nhà vệ sinh riêng.

- Số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại cơ sở y tế và Tổ phản ứng nhanh quận, huyện để liên hệ khi cần thiết.

- Bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly để nhận thức ăn và các vật dụng cá nhân cần thiết

- Thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm.

- Dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%), khẩu trang y tế, nhiệt kế.

Tầm quan trọng của việc đếm nhịp thở và đo SpO2

Để theo dõi bệnh nhân COVID-19 tại nhà thì việc đếm nhịp thở và đo SpO2 rất quan trọng, cần thiết. Nếu nhịp thở tăng hoặc SpO2 giảm, có thể bệnh đang trở nặng và cần phải nhập viện để theo dõi. Cụ thể, F0 cần gọi tổng đài 115, đường dây nóng của Bộ Y tế hoặc Tổ phản ứng nhanh quận, huyện để được cấp cứu kịp thời khi:

- Trẻ từ 0-8 tuổi thở nhanh (theo bảng phân loại thở nhanh theo tuổi).

- Người trên 8 tuổi thở nhanh trên 24 lần/phút, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 <95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà).

Cách đếm nhịp thở tại nhà để kiểm tra tình trạng F0 trở nặng

Cách đếm nhịp thở

- Khi lo lắng, xúc động, vận động mạnh… nhịp thở có thể tăng giả. Vì thế, điều đầu tiên cần làm là trấn an tinh thần, bình tĩnh, thư giãn bằng cách nằm nghỉ 5-10 phút trước khi đo.

- Nhìn đồng hồ có tính giây, bắt đầu ghi nhận số và đếm nhịp thở trong 60 giây. Đối với người lớn, có thể nhìn lồng ngực di động lên xuống. Đối với trẻ em, nhìn vào bụng sẽ dễ hơn. Người càng nhỏ có nhịp thở càng nhanh.

Bảng phân loại thở nhanh theo tuổi

Đo độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2)

SpO2 hay còn gọi là độ bão hòa oxy trong máu. SpO2 càng thấp chứng tỏ oxy trong máu càng thiếu. Để đo chính xác, bạn cần giữ cho ngón tay khô, ấm. Khi đo, chúng ta giữ im tay. Chỉ khi nào mạch ổn định mới được đọc kết quả. Mạch chỉ cho phép sai số trong vòng vài nhịp.

Có 2 cách thực hiện:

- Dùng máy đo SpO2 hoặc dùng ứng dụng trên điện thoại. Với máy đo SpO2, bạn bấm nút và để ngón tay (đã khô và ấm) vào máy sau đó giữ nguyên để máy đo.

- Tải ứng dụng đo SpO2 về điện thoại để sử dụng.

Theo dõi khuyến cáo như trên để biết cách xử lý tùy theo kết quả chúng ta đo được.

Nếu nhịp thở và SpO2 vẫn ở trong giới hạn cho phép, nhưng đang theo chiều hướng xấu đi (nhịp thở tăng dần hoặc SpO2 giảm dần), người thân trong gia đình cần theo dõi bệnh nhân sát sao hơn nữa.

Ngọc Duyên

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/chi-tiet-cach-dem-nhip-tho-do-spo2-tai-nha-de-kiem-tra-tinh-trang-f0-tro-nang-31783/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY