Khoa học hôm nay

Chiêu dùng của quý thoát hiểm cực độc của nhện

S*x có thể rất nguy hiểm, thậm chí mang đến ch*t chóc nếu bạn tình có ý định ăn thịt bạn. Ở một số loài nhện, khi con đực quan hệ T*nh d*c lần đầu tiên và đôi khi là lần cuối cùng, chúng thường áp dụng chiêu phòng thân: “người đi, của quý ở lại”.
Nhện Nephilengys malabarensis là loài ăn thịt bạn tình khi ân ái và con đực có cơ quan Sinh d*c ngoài có thể tách rời. Loài nhện này có nhiều nhất 2 cơ hội giao phối: Chúng có một cặp cơ quan truyền dẫn tinh trùng, thường được gọi là các “xúc tu” nhưng thực tế tương tự như D**ng v*t. Các xúc tu này sẽ tách rời khỏi cơ thể nhện đực và tiếp tục tự hoạt động thỏa mãn nhện cái khi chúng tháo chạy khỏi cuộc giao phối hoặc vì bị nhện cái đe dọa “xơi tái” chúng hoặc vì muốn “chuồn” êm, phòng hờ cho lần ân ái sau.

Theo nhà nghiên cứu Daiquin Li thuộc trường Đại học Singapore, ở nhện, việc tách rời cơ quan truyền dẫn tinh trùng khỏi cơ thể con đực tương đối phổ biến, nhưng thường chỉ là phần đầu mỏm của các cơ quan này.

Phát biểu trên trang livescience, ông li nói thêm: “tuy nhiên, một số loài nhện lại áp dụng việc tách rời cực điểm cơ quan Sinh d*c (hiện tượng eunuch), khi con đực tự dứt bỏ hoàn toàn các xúc tu trong lúc giao phối”.

Sự hy sinh cực điểm

A: nhện cái, b: cơ quan Sinh d*c ngoài gồm 1 cặp xúc tu đóng vai trò như D**ng v*t của nhện đực.

Hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn tỏ ra bối rối trước hành vi eunuch ở loài nhện. Các chuyên gia không thực sự biết tại sao nhện đực lại dứt bỏ hoàn toàn D**ng v*t, khiến chúng không còn khả năng giao phối nữa. Một số người ban đầu từng nghi rằng đây hoàn toàn là một sơ suất lúc ân ái.

Dẫu vậy, nhà nghiên cứu li tin rằng hành vi này chắc chắn đem lại lợi ích nào đó cho nhện đực, có thể là lưu giữ và truyền dẫn nhiều tinh trùng hơn.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập 50 con nhện chưa trưởng thành, trong đó có 25 con cái và 25 con đực còn nguyên cơ quan Sinh d*c từ singapore và nuôi chúng trong phòng thí nghiệm cho tới khi chúng tới độ tuổi giao phối. chúng được cho giao phối theo cặp bằng cách đặt các con đực nhỏ hơn và mạng nhện của con cái. các nhà nghiên cứu đã ghi lại thời giao giao phối, đối tượng ngưng giao phối và mức độ đứt lìa các xúc tu D**ng v*t.

Kết quả thu được là, sau khi chọn ngưng giao phối, các con đực để lại xúc tu D**ng v*t trong con cái suốt những khoảng thời gian khác nhau (có thể lên tới 20 phút). Nhóm nghiên cứu phát hiện, cơ quan Sinh d*c có khả năng đứt lìa của con đực tiếp tục bơm tinh trùng sau khi cuộc ân ái đã kết thúc.

“Khoảng 30% tinh trùng được truyền cho con cái trước khi D**ng v*t của con đực bị đứt lìa. Và khoảng 70% tinh trùng vẫn còn trong ống xúc tu bị dứt bỏ. Trong các thí nghiệm của chúng tôi, việc bơm 85%tinh trùng mất khoảng 20 phút”, ông Li cho biết.

Thời gian giao phối kéo dài

C: một phần D**ng v*t tách rời của con đực và mắc kẹt lại trong con cái, d: cận cảnh xúc tu D**ng v*t có phầm mỏm bị đứt lìa của nhện đực.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi con cái ăn thịt hoặc đe dọa làm con đực tháo chạy, D**ng v*t của con đực vẫn giữ nguyên vị trú và tiếp tục truyền dẫn tinh trùng rất lâu sau khi cuộc giao phối kết thúc. Trong phòng thí nghiệm, các con cái mất khoảng 7 giờ để “tống cổ” các D**ng v*t còn lưu lại. Việc truyền dẫn tinh trùng kéo dài này không xảy ra nếu nhện đực chỉ để đứt lìa phần mỏm của D**ng v*t.

Theo ông Li, phần D**ng v*t bị đứt lìa và bỏ lại của con đực có thể đóng vai trò như một vật cản các con đực khác giao phối với con cái. Hơn thế nữa, các con đực eunuch (nếu sống sót) sẽ trở nên hiếu chiến hơn và canh chừng con cái để có thể bảo đảm rằng tinh trùng còn lại trong D**ng v*t đứt lìa có thể được truyền cho con cái sau đó, khiến việc trở thành cha của chúng thành công hơn.

Nhện không phải là loài duy nhất tự dứt bỏ D**ng v*t của chúng. ông li nhận định, việc kéo dài hoạt động truyền dẫn tinh trùng có thể xảy ra ở các loài khác sở hữu khả năng tương tự như kiến lửa, ong đất, bọ cạp và các động vật chân đầu.

1

Theo Thanh Bình/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/chieu-dung-cua-quy-thoat-hiem-cuc-doc-cua-nhen-58621.html

Theo Thanh Bình/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/chieu-dung-cua-quy-thoat-hiem-cuc-doc-cua-nhen/20201220010906813)

Tin cùng nội dung

  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY