Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chín trường hợp Tu vong do sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh

(MangYTe) - Tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2019, TP Hồ Chí Minh có 48.458 ca mắc sốt xuất huyết (cả nhập viện và điều trị ngoại trú), tăng 124% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến tháng 9, toàn Thành phố ghi nhận 9 ca Tu vong do sốt xuất huyết, chủ yếu ở người lớn.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trong tháng 9, địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 8.237 ca mắc sốt xuất huyết, tương đương với số ca mắc trong tháng 8. Tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh có 48.458 ca mắc sốt xuất huyết (cả nhập viện và điều trị ngoại trú), tăng 124% so với cùng kỳ năm 2018. Trung bình mỗi tuần có khoảng 1.800 ca mắc mới. Tính đến tháng 9, toàn Thành phố ghi nhận 9 ca Tu vong do sốt xuất huyết, chủ yếu ở người lớn.

Trong khi đó, bệnh tay chân miệng cũng đang trên đà tăng nhanh. 9 tháng năm 2019, Thành phố ghi nhận hơn 16.000 ca mắc bệnh tay chân miệng (cả nhập viện và điều trị ngoại trú). Bệnh chủ yếu xuất hiện ở nhóm trẻ 0-3 tuổi (chiếm 90%). Từ đầu năm đến nay, Thành phố có 85 ổ dịch tay chân miệng phát sinh trong trường học.

Một dịch bệnh khác đáng lưu tâm là bệnh sởi. Trong tháng 9, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 136 ca mắc sởi được báo cáo. Tích lũy 9 tháng năm 2019, Thành phố có 6.192 ca mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm 2018 chỉ 99 ca. Trong hơn 6.000 ca mắc sởi, chỉ có 4 trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi, 15 trẻ tiêm 1 mũi vắc-xin, còn lại 51% chưa được tiêm chủng và 48% chưa rõ tiền sử tiêm chủng.

Để hạn chế dịch bệnh tiếp tục tăng cao, từ nay đến cuối năm 2019, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại các phường, xã.

Đồng thời, ngành khuyến khích các địa phương tăng xử phạt cá nhân, tập thể vi phạm Nghị định 176/2013/ NĐ-CP để phát sinh ổ dịch trong cộng đồng. Ngành Y tế tiếp tục giám sát công tác tiêm chủng mở rộng, khuyến cáo phụ huynh đưa con em đến trạm y tế tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Theo TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/phong-benh/chin-truong-hop-tu-vong-do-sot-xuat-huyet-tai-tp-ho-chi-minh-475047.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Chào Mangyte, Tôi ở miền Tây lên, muốn đến xét nghiệm và tiêm ngừa tại Viện Pasteur nhưng không biết phải làm thế nào, Mangyte có thể hướng dẫn giúp tôi không? Chân thành cảm ơn, (Hoàng Phúc, An Giang)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY