Tâm sự hôm nay

Chọc tức vợ mới, vợ cũ diễn bài mặt trơ, lăn xả vào đòi chăm sóc bố mẹ chồng

Không biết Huệ quyết tâm quay lại với tôi thật hay chỉ muốn phá đám cho bõ tức mà kể từ ngày ấy, cô ấy năng qua lại nhà tôi hơn, khi thì gửi con vì bận công việc, khi thì thăm bố mẹ tôi.
Cô ấy biết tôi đã lấy vợ mới mà vẫn cứ lao vào chăm sóc bố mẹ tôi với danh nghĩa con dâu, cứ mẹ mẹ con con ngọt xớt, làm vợ tôi hành tôi đến khổ.

Tôi 39 tuổi, lấy người vợ thứ 2 mới được hơn năm. Tôi ly hôn người vợ trước cách đây 4 năm vì xung khắc ngày một lớn. Huệ, vợ cũ của tôi, là người phụ nữ giỏi giang, năng động, kiếm tiền nhiều gấp mấy lần chồng. Chẳng những thế, cô ấy lại đảm đang, tháo vát, tuy bận rộn nhưng vẫn sát sao trong việc quản lý người giúp việc, sắp xếp việc nhà đâu ra đấy, đối nội đối ngoại không ai chê được điểm gì.

Nhưng cũng vì vậy mà cô ấy đâm ra mỗi ngày một kiêu căng, xem thường chồng. Cô ấy thể hiện điều ấy ra trong từng lời ăn tiếng nói, tôi góp ý mãi vẫn không sửa, thậm chí còn bảo tôi hèn, lẽ ra phải cố phấn đấu cho bằng vợ thì lại muốn dìm vợ xuống.

Nào tôi có ý nghĩ kìm hãm sự phát triển, thăng tiến của vợ, nhưng bảo tôi cố phấn đấu thì không được, vì khả năng của tôi chỉ có thế, tôi cũng không thuộc tạng đua tranh với đời. Làm vợ chồng thì phải biết chấp nhận và tôn trọng nhau, tôi chấp nhận làm chồng một người vợ quá giỏi so với mình thì cô ấy cũng nên chấp nhận tôi như vậy, miễn là hai bên cùng thông cảm và tạo điều kiện cho nhau được sống là chính mình.

Nhưng Huệ không kiềm chế được tính kiêu ngạo của mình và làm tổn thương lòng tự trọng của tôi quá nhiều, đến mức tôi chịu không nổi và đặt vấn đề ly hôn. Cô ấy sốc nhưng rồi đồng ý, chắc nghĩ rằng một người chồng kém cỏi như tôi mà đòi bỏ thì cô ấy chả thèm giữ làm gì.

Ly hôn xong, quan hệ giữa chúng tôi chỉ liên quan đến đứa con chung, lịch sự, xa cách và đúng mực. Nhưng đến khi biết tin tôi sắp cưới vợ mới, Huệ lại tỏ ý muốn quay lại. Cô ấy “tấn công” bố mẹ tôi. Hai cụ thương cháu, cũng muốn tôi tái hợp, nhưng thấy tôi dứt khoát thì cũng không ý kiến gì nữa. Vợ mới của tôi cũng là người biết ăn ở nên được lòng các cụ.

Không biết Huệ quyết tâm quay lại với tôi thật hay chỉ muốn phá đám cho bõ tức mà kể từ ngày ấy, cô ấy năng qua lại nhà tôi hơn, khi thì gửi con vì bận công việc (trước đây cô ấy luôn thu xếp được chuyện con cái, dù tôi muốn gặp con nhiều hơn, cô ấy cũng không gửi), khi thì thăm bố mẹ tôi. “Đã một ngày gọi là bố mẹ thì suốt đời giữ phận làm con”, cô ấy lý sự như thế.
Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/choc-tuc-vo-moi-vo-cu-dien-bai-mat-tro-lan-xa-vao-doi-cham-soc-bo-me-chong-1493753.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY