Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Chọn Thuốc chữa ngạt mũi ở thai phụ

Hiện tượng ngạt mũi ở phụ nữ có thai là khá phổ biến, đặc biệt vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
Hiện tượng ngạt mũi ở phụ nữ có thai là khá phổ biến, đặc biệt vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Thế nhưng việc “chữa mũi” tưởng chừng như đơn giản này lại làm cho cả người bệnh và thầy Thuốc đều dè dặt vì sợ Thuốc làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Thông thường bệnh sẽ tự khỏi khoảng 2-6 tuần sau khi sinh. Nhưng theo GS. F.Krause - nguyên Chủ tịch Hội Tai mũi họng Hoa Kỳ thì 1/3 số bệnh nhân bị viêm mũi sẽ giảm và khỏi sau khi sinh, 1/3 khác viêm mũi không có tiến triển gì thêm và 1/3 còn lại viêm mũi sẽ nặng lên. Nếu những thai phụ nào dùng Thuốc nhỏ mũi kéo dài khi mang thai thì triệu chứng ngạt mũi sẽ không giảm sau khi sinh, mà người bệnh sẽ có xu hướng lệ thuộc vào Thuốc và sẽ cần đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Điều đầu tiên người bệnh cần được hỏi kỹ về tiền sử dùng Thuốc. Một điều quan trọng mà các bác sĩ tai mũi họng châu Âu nhắc nhở các thai phụ là không được dùng Thuốc nhỏ mũi (loại Thuốc co mạch) quá 3 ngày liên tục.

Giai đoạn đầu tiên là rửa mũi bằng nước muối S*nh l* NaCl 0,9%, sau đó dùng Thuốc chống phù nề và kháng histamin tại chỗ (xịt mũi). Không dùng kháng histamin toàn thân. Rửa mũi còn được coi là một cách “xì mũi nhân tạo” có vai trò làm sạch các dịch nhầy ở mũi. Sau khi rửa mũi, lượng đại thực bào (một loài tế bào của cơ thể giúp tiêu diệt vi khuẩn) tăng lên rõ rệt, hơn nữa sau khi rửa mũi sẽ làm cho khả năng ngấm Thuốc tại đây nhiều hơn, đặc biệt trong viêm mũi dị ứng. Rửa mũi làm giảm lượng kháng nguyên trong niêm mạc mũi cũng như giảm độ tập trung các chất viêm nhiễm trung gian tại chỗ. Người ta khuyên đối với phụ nữ có thai việc rửa mũi cần phải thường xuyên như chúng ta đánh răng hàng ngày, vì dung dịch NaCl 0,9% có thể dùng dài ngày mà không gây nguy hại gì.

Nếu rửa mũi bằng nước muối S*nh l* không có kết quả, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ của bạn sẽ cân nhắc và chỉ định dùng loại Thuốc xịt corticosteroid (nên dùng loại xịt có tác dụng tại chỗ).

ThS.BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chon-thuoc-chua-ngat-mui-o-thai-phu-20312.html)

Tin cùng nội dung

  • Cổ nhân có câu “người chửa cửa mả”, ngắn gọn thế mà đã khái quát toàn bộ những nguy cơ mà người phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mang thai và sinh nở.
  • Một nghiên cứu tại Mỹ được khảo sát trên 23.000 phụ nữ tại 9 quốc gia cho thấy, thai phụ béo phì, có bệnh lý tiểu đường khi mang thai, tăng quá cân trong thai kỳ thì các trẻ sinh ra sẽ nặng cân hơn.
  • Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Từ xa xưa, con người đã biết những tác động của thời tiết đến sức khỏe. Thai nghén là một tình trạng S*nh l* đặc biệt,
  • Theo Giáo sư F. Disant Ðại học Y Lion (Pháp) khoảng 20% PNCT bị ngạt mũi, chủ yếu là vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
  • Khi bị ngạt mũi rất ít người nghĩ tới chuyện đi khám bệnh ngay mà thường mua Thuốc về nhỏ hoặc xịt mũi.
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY