12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Chống bệnh cường giáp bằng cách… ăn

Ngoài việc dùng thuốc ức chế gia tăng hormone tuyến giáp, dùng phóng xạ iodine hay phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp trạng, các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống

Bệnh cường giáp là một tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone thyroxine. Cường giáp có thể tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất của cơ thể, làm giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh hoặc không đều, ra mồ hôi và căng thẳng hoặc khó chịu.

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số cách chống bệnh cường giáp bằng cách ăn uống:

Tăng cường bổ sung calo

Biểu hiện rõ nhất ở người cường giáp là “sụt cân không phanh”, suy nhược mệt mỏi trái ngược hẳn với bệnh nhân suy giáp. Nguyên nhân là vì bệnh nhân cường giáp thường có quá trình trao đổi chất cao hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng Trung tâm Y tế của Đại học Maryland (Mỹ) khuyên, bệnh nhân nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên chất, protein, rau và hoa quả để bù đắp lượng calo hao hụt.

Đồng thời, nguyên nhân bệnh cường giáp là do chuyên hóa i-ốt tăng nhanh gây thừa trong khi đó các thực phẩm chứa goitrogenic thì lại có thể làm giảm sự tăng năng tuyến giáp.

Do vậy, bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu goitrogenic như cải bắp, súp lơ/ bông cải, cải lá xoăn, củ cải…

Hạn chế muối i-ốt và các loại thức ăn giàu i-ốt

Do tuyến giáp dùng i-ốt để sản xuất ra hormone tuyến giáp nên nếu ăn nhiều i-ốt sẽ gây nên tình trạng thừa khiến bệnh tình càng nặng. Do vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ khi muốn dùng các loại muối i-ốt, hải sản, trứng, sữa, các loại rau câu, rong biển…

Hạn chế đồ uống lợi tiểu

Giữ cân nặng và khoáng chất cho người bị cường giáp là vấn đề quan trọng và tương đối “vất vả”. Do đó cùng với việc cung cấp thêm nhiều năng lượng thì bệnh nhân nên “tẩy chay” đồ uống lợi tiểu như cà phê, nước có ga… để tránh sự bài tiết dinh dưỡng qua đường tiết niệu.

Bổ sung nhiều vi khoáng canxi, kẽm

Cường giáp khiến người ta bị cạn kiệt nguyên tố kẽm và làm thay đổi quá trình trao đổi calci. Do đó chế độ ăn của bạn nên bổ sung thành phần dưỡng chất này như ăn thêm thịt nạc, rau rền, cải chíp, chuối, kiwi, rau chân vịt…

Các loại hải sản như hàu, cua… rất giàu canxi và kẽm nhưng đồng thời trong chúng lại chứa nhiều i-ốt do vậy bạn không nên dùng chúng hoặc cần có tham vấn của bác sĩ điều trị.

Tăng cường vitamin trợ lực

Cường giáp dễ gây nên mệt mỏi do vậy các chất chống ôxy hóa là rất cần thiết. An bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E (cam, táo, cà rốt, đu đủ, xoài…) sẽ giúp bạn chống lại các triệu chứng mệt mỏi của cường giáp.

Viện trợ thảo dược

Hiện nay trên thế giới ngoài việc dùng thuốc ức chế hormone tuyến giáp, nhiều chuyên gia đã khuyên bệnh nhân nên sử dụng các loại thảo dược để ăn hoặc uống.

Nghệ vàng là một trong những thực phẩm làm cho ảnh hưởng của enzym bromelain mạnh hơn tăng sức đề kháng, tăng tiêu hóa. Do vậy bệnh nhân nên dùng nghệ sau các bữa ăn, trung bình 500mg/ngày.

Ngoài ra chiết xuất bồ công anh cũng có tác dụng điều chỉnh chức năng gan và có lợi trong việc xoay chuyển hormone tuyến giáp nên giúp hạn chế chứng cường giáp. Bạn nên uống trà bồ công anh hai lần một ngày trong sáu tuần, ngưng một tháng rồi lặp lại.

Lưu ý và cảnh báo

- Với những người chỉ điều trị cường giáp thì bạn có thể áp dụng chế độ ăn trên, đặc biệt chú ý bổ sung protein từ ngũ cốc. Nhưng nếu bệnh nhân cùng một lúc mang chứng tiêu chảy Celiac thì lại rất “kỵ” protein trong lúa mì và ngũ cốc vì chúng sẽ làm bệnh tiêu chảy nặng nề. Do vậy nếu đồng thời mang chứng bệnh cường giáp và Celiac thì bạn tuyệt đối không ăn lúa mì, các loại ngũ cốc, lúa mạch, đậu tương mà nên bổ sung protein từ các loại thịt.

- Trong các bệnh tật về nội tiết thì cường giáp có tỷ lệ người mắc cao thứ hai sau bệnh đái tháo đường.

Đức Thành

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/chong-benh-cuong-giap-bang-cach-an-19494/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY