Ảnh minh họa |
Đau xương khớp do đâu?
Bác sĩ Hoàng Văn Dũng (Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: Trường hợp như của chị Hoa là rất thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên tuổi từ 40 trở lên. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ phụ nữ trung niên mắc các bệnh xương khớp rất cao và bệnh thường gặp nhất là thoái hóa khớp, đau cột sống thắt lưng và loãng xương.
Nguyên nhân gây bệnh là do khi bước vào tuổi trung niên, các hormone sinh dục bắt đầu suy giảm đã gây nên sự thay đổi về chất và lượng estrogen (nội tiết tố sinh dục) làm cho cơ thể sản sinh canxi ít hơn dẫn đến các chứng bệnh như loãng xương và thoái hóa khớp.
Đặc biệt, quá trình thiếu hụt canxi này sẽ diễn ra rất mạnh mẽ ở những người béo phì hơn là những người gầy yếu. Vì vậy mà tỷ lệ bị đau xương khớp ở người béo bệnh phì cũng nhiều hơn ở người gầy.
Phòng chống bệnh xương khớp
Theo bác sĩ Hoàng Văn Dũng, để có thể phòng chống các chứng đau xương khớp hữu hiệu thì không gì tốt bằng việc áp dụng chế độ ăn uống và vận động hợp lý sau:
1. Chế độ dinh dưỡng:
Bạn có biết? - 3-5% dân số thế giới đang mắc các bệnh về khớp. - Tại Việt Nam, có 2,5-4,3 triệu người bị cứng vai khớp, trong đó phụ nữ chiếm tới 70%. |
- Khi vào tuổi tiền mãng kinh, chị em phụ nữ nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D (thường có nhiều ở cá hồi, ngao, sò, dầu cải... ) để bổ sung calci thêm cho cơ thể.
- Bên cạnh đó, việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (300-400g rau xanh và hoa quả/ngày) sẽ luôn là lựa chọn sáng suốt để cơ thể giải dễ dàng giải được các độc tố gây hại qua hệ tiêu hóa.
- Nên uống đủ nước ít nhất từ 1,5-2lít/ngày.
2. Chế độ tập luyện:
- Lựa chọn cho bản thân một môn thể thao vừa sức với thể trạng và độ tuổi. Nếu bạn đã mắc một bệnh về xương khớp thì chỉ nên chơi những môn không chịu lực hay mất nhiều sức như: đạp xe, đi bộ, aerobic…
- Tránh các tư thế xấu như khom người, ngồi còng lưng, ngồi lệch một bên… những tư thế này sẽ làm hỏng bộ giá đỡ của xương làm cho xương bạn nhanh bị thoái hóa hơn.
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu, thi thoảng nên đứng lên đi lại và vận động nhẹ rồi tiếp tục công việc.
- Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ 1-2 lần/năm.
Lưu ý khi bị đau xương khớp
Khi cơ thể xảy ra cơn đau cấp tính ở một vùng cơ xương nào đó, việc đầu tiên người bệnh nên làm là:
- Ngừng ngay các hoạt động mạnh, nghỉ ngơi để tránh bị tổn thương thêm.
- Nếu cơn đau quá mạnh, người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau chứa Paracetamol hoặc dùng thuốc bôi ngoài da để giảm đau.
- Sau khi nghỉ ngơi và dùng những thuốc giảm đau thông thường khoảng 3 ngày mà không thấy bệnh thuyên giảm hay chỉ giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý thích hợp.
Mẹo chữa đau khớp gối - Gập đầu gối, để đầu ngón tay giữa ấn vào chỗ lõm ở phía dưới xương bánh chè, vừa thở ra từ từ vừa bấm mạnh vào đó trong 6 giây. Mỗi ngày làm như vậy 3 lần với cả 2 bên đầu gối, mỗi bên ấn 10 cái, hiện tượng đau sẽ giảm dần. - Để khắc phục những cơn đau xuất hiện khi trời trở lạnh và về đêm, bạn nên chườm đầu gối bằng túi chườm nóng hay khăn nóng. |
T3H
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: