12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Chóng mặt vào buổi sáng, buồn ngủ sau bữa ăn, cảnh báo nguy cơ hình thành cục máu đông nguy hiểm

Độ nhớt của máu tăng thúc đẩy hình thành cục máu đông, là yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim cấp.

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não, điều quan trọng nhất là làm loãng máu và ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Do đó, nhận biết dấu hiệu của máu đặc để thực hiện điều chỉnh kịp thời sẽ tránh tính huống nguy hiểm xảy ra.

Các dấu hiệu cảnh báo máu đặc

Nếu máu có độ nhớt cao (máu đặc), bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:

1. Không thể nhìn rõ

Nhìn mờ kịch phát thường gặp trong nhiều bệnh, ngoài bệnh lý mạch máu não còn có thể là bệnh lý về mắt và thoái hóa đốt sống cổ.

Môi tím tái xanh, tắt thở sau vài phút hoạt động, thông thường những người như vậy có độ nhớt trong máu cao và thường kèm theo tăng hồng cầu.

2. Môi tím tái

Môi tím tái xanh, tắt thở sau vài phút hoạt động, thông thường những người như vậy có độ nhớt trong máu cao và thường kèm theo tăng hồng cầu. Cần chú ý thêm xem có bệnh gì về phổi, tim mạch.

3. Rất dễ cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn

Sau khi ăn no, máu trong cơ thể được phân phối lại, phần lớn máu chảy về đường tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn, não và tim bị thiếu máu cục bộ tương đối dẫn đến buồn ngủ. Tuy nhiên, những người có độ nhớt máu cao hơn và bệnh nhân xơ cứng động mạch não đặc biệt buồn ngủ sau bữa ăn.

4. Chóng mặt khi thức dậy vào buổi sáng

Vào buổi sáng, độ nhớt của máu tương đối cao, dễ xuất hiện tình trạng chóng mặt. Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi uống nước hoặc ăn sáng hợp lý.

Làm thế nào để điều chỉnh độ nhớt của máu?

1. Uống nhiều nước hơn

Hãy hình thành thói quen tốt là uống nhiều nước hơn và lượng nước bạn uống một ngày nên đạt hơn 1500 ml. Sau một đêm ngủ, hầu hết lượng nước trong cơ thể bị mất đi cùng với mồ hôi, hơi thở,… cơ thể đang trong tình trạng mất nước, độ nhớt trong máu cao thì bạn nên uống một cốc nước ấm.

Tuy nhiên, những người bị suy giảm chức năng thận, suy tim cần uống nước theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

2. Bỏ hút thuốc và uống rượu

Các chất độc hại trong thuốc lá cản trở quá trình lưu thông máu, làm giảm lưu lượng máu, chậm lưu thông máu. Lạm dụng rượu bia gây hại cho gan và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo của gan, do đó làm tăng độ nhớt của máu. Vì vậy, việc bỏ thuốc lá và uống rượu bia là điều cấp thiết để ngăn máu đặc.

3. Có chế độ ăn uống hợp lý

Tránh xa thức ăn chiên rán, nhiều chất béo và cholesterol cao. Cho dù là bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối, nên ăn nhẹ với ngũ cốc thô và ngũ cốc tinh chế. Ăn cá biển sâu, hành tây và táo gai có tác dụng làm loãng máu.

Ăn cá biển sâu, hành tây và táo gai có tác dụng làm loãng máu.

Mỗi ngày, nên ăn 500 gam rau và hơn 200 gam trái cây, có chứa vitamin C và chất xơ. Vitamin C giúp điều hòa mỡ máu và chất xơ ức chế sự hấp thụ cholesterol ở ruột, do đó làm giảm độ nhớt của máu.

Ngoài việc thực hiện các điểm trên, bạn cũng cần duy trì vận động vừa sức, có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, giảm độ nhớt của máu. Giữ bình tĩnh và có thái độ vui vẻ bằng cách tập thể dục ngoài trời, vẽ tranh hoặc nghe nhạc.

Những người trên 45 tuổi, thường xuyên hút thuốc lá và nghiện rượu, bệnh nhân tăng mỡ máu, tăng huyết áp dễ bị độ nhớt máu cao, nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi các chỉ số độ nhớt máu, và nếu cần thì dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.

Xem thêm: Nhuộm tóc thường xuyên có gây ung thư không, cần chú ý 5 điểm này để giảm thiểu rủi ro

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/chong-mat-vao-buoi-sang-buon-ngu-sau-bua-an-canh-bao-nguy-co-hinh-thanh-cuc-mau-dong-nguy-hiem-36140/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY