Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chủ nghĩa dân tộc vaccine từng gây trở ngại trong quá khứ

Cuộc đua nghiên cứu, phát triển vaccine nCoV hiện nay gợi lại những trở ngại do chủ nghĩa dân tộc vaccine gây ra trong dịch cúm H1N1 năm 2009.

Khi dịch cúm h1n1 bùng nổ trên thế giới vào năm 2009, australia là một trong những quốc gia đầu tiên sản xuất ra vaccine ngừa bệnh. quốc gia này đã ngăn chặn việc xuất khẩu vaccine nội địa trong khi một số nước giàu có khác trên thế giới đã ký thỏa thuận đặt mua trước đó với một số công ty dược phẩm. riêng mỹ đã thỏa thuận để được quyền mua 600.000 liều cho người dân nước họ.

Chỉ đến khi đại dịch h1n1 dần được kiểm soát và suy giảm, các nước phát triển mới đề nghị tặng số liều vaccine còn lại cho các nước nghèo hơn, không đủ điều kiện đặt trước. diễn biến này rất có thể sẽ lần nữa lặp lại với tình hình các nước lớn liên tục ký thỏa thuận đặt trước vài triệu liều vaccine covid-19 như hiện tại.

Các chuyên gia còn chỉ ra rằng giữa h1n1 và ncov có sự khác biệt về mức độ nguy hiểm, lây nhiễm và triệu chứng bệnh nặng nhẹ, khiến tình hình phức tạp và khó đoán hơn nhiều.

Hiện tại, ngay cả khi thử nghiệm lâm sàng vaccine ncov giai đoạn cuối vẫn chưa hoàn thiện, nhiều quốc gia giàu có như anh, pháp, đức và mỹ đã có những hợp đồng thỏa thuận với các đơn vị nghiên cứu và sản xuất vaccine. đây là biểu hiện việc "chủ nghĩa dân tộc vaccine" đang dần lặp lại, làm dấy lên những lo ngại rằng giá những lô vaccine đầu tiên sẽ trở nên quá đắt và ngoài tầm với với phần lớn các quốc gia còn lại.

Trước đó, tổ chức y tế thế giới (who) từng cảnh báo về "chủ nghĩa dân tộc vaccine", rằng việc một số ít các quốc gia giàu có tích trữ lượng lớn vaccine ncov sẽ khiến cho đại dịch trở nên trầm trọng hơn. "chúng ta phải ngăn chặn 'chủ nghĩa dân tộc vaccine'. chia sẻ và phân phối vaccine một cách hợp lý và hiệu quả trên phạm vi toàn cầu sẽ mang lại lợi ích cho mọi quốc gia", ông tedros adhanom ghebreyesus, tổng giám đốc who cho biết.

Dù "chủ nghĩa dân tộc vaccine" đi ngược lại các nguyên tắc căn bản về sức khỏe cộng đồng, không có bất kỳ điều khoản nào trong các văn bản pháp luật quốc tế ngăn chặn hành vi này. "chủ nghĩa dân tộc vaccine" có thể khiến cho các quốc gia còn lại ở vào thế bất lợi. điều đó dẫn tới việc nếu một vài nền kinh tế bị suy yếu do không có đủ vaccine, đại dịch lần này vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

"nếu toàn bộ người dân mỹ và châu âu tiếp nhận vaccine ncov với hai mũi mỗi người, sẽ cần khoảng 1,7 tỷ liều tổng cộng. và nếu như chỉ có khoảng 1,7 tỷ liều vaccine được sản xuất, nghĩa là sẽ không có đủ liều cho những nước còn lại. nếu chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia, khoảng 30-40 nước, có vaccine, nhưng hơn 150 quốc gia còn lại không có, đại dịch vẫn sẽ tiếp diễn ở những quốc gia này", ông seth berkley, người đứng đầu liên minh vaccine gavi chia sẻ với reuters.

Để có thể đảm bảo nguồn cung cho các quốc gia, who cùng liên minh sáng kiến về chuẩn bị cho dịch bệnh (cepi) và liên minh vaccine (gavi) đã đưa ra một sáng kiến với tên gọi "cơ sở covax" (covax facility). đơn vị này nhắm tới việc cung ứng tối thiểu hai tỷ liều vaccine covid-19 vào cuối năm 2021 cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Đến nay đã có hơn 170 quốc gia bày tỏ ý muốn tham gia covax, bao gồm 90 quốc gia có thu nhập vừa và thấp, 80 quốc gia có thu nhập cao. các nước này được đảm bảo rằng vaccine khi sản xuất sẽ có đủ để giúp ít nhất 20% dân số ngừa bệnh.

Thy An (Theo Indian Express)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/vaccine/chu-nghia-dan-toc-vaccine-tung-gay-tro-ngai-trong-qua-khu-4149572.html)

Tin cùng nội dung

  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • ​Từ ngày 1/1/2016, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách nội trú như: Học bổng, các khoản hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân, hỗ trợ trong dịp tết Nguyên đán và hỗ trợ đi lại.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY