Ẩm thực hôm nay

Chữa bệnh bằng rau cần nước

Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần..., có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta.

Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần..., có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta. Về thành phần hóa học, rau cần có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, phôtpho, sắt... Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại rau này có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu. Theo dược học cổ truyền, rau cần nước tính mát, vị ngọt, hơi cay, có công dụng bình can thanh nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng, lợi tiểu tiêu thũng, giảm đau và cầm máu, thường được dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau như:

Tăng huyết áp: (1) Rau cần nước tươi 200g, mã dâu linh 15g, tiểu kế 25g, tiểu kế 15g, sắc với 500ml nước, cô còn một nửa, bỏ bã, cô tiếp còn 100ml, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml. (2) Rau cần tươi rửa sạch luộc sôi trong 1-2 phút, vớt ra cắt đoạn trộn với gia vị, dầu vừng và giấm làm thức ăn, nước luộc đem ngâm chân trong 15-20 phút. (3) Rau cần 500g luộc chín lấy nước cho thêm đường vừa đủ uống thay trà trong ngày. (4) Rau cần tươi 250g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.

Tăng huyết áp, tăng cholesterol máu: (1) Rau cần nước tươi bỏ rễ, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, giã nát ép lấy nước, chế thêm mật ong hoặc mật mía, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 40ml. (2) Rau cần 10 cây, rửa sạch giã nát, đem sắc với 10 quả đại táo lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần. (3) Rau cần cả rễ 120g rửa sạch, cắt nhỏ, đem nấu với gạo tẻ thành cháo ăn thường xuyên.

Đái tháo đường: Rau cần nước 500g, rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Có thể dùng nước sôi chần qua rồi vớt ra thái khúc trộn gia vị ăn thường xuyên.

Mất ngủ: Rễ rau cần 90g, toan táo nhân 9g, sắc uống hàng ngày.

Đau đầu: Rễ rau cần lượng vừa đủ, rửa sạch vò nát, đem tráng với trứng gà ăn thường xuyên.

Đau bụng sau khi đẻ: Rau cần nước 60g, nấu chín chế thêm đường đỏ và một chút rượu mùi, uống lúc đói bụng.

Viêm phế quản: Rễ rau cần 100g, vỏ quýt 9g, đường 30g. Cho đường vào nồi thắng rồi cho các vị Thu*c đã sấy khô sao hơi cháy vào sắc với nước uống trong ngày.

Ho lâu ngày: Rau cần nước để cả rễ 500g, rửa sạch vò nát, ép lấy nước, cho thêm một chút muối, đem hấp cách thủy rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một chén, dùng liên tục vài ngày.

Viêm gan mạn tính, tiểu tiện ra máu: Rau cần nước tươi 200g rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chế thêm 50ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong nhiều ngày.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-benh-bang-rau-can-nuoc-6496.html)
Từ khóa: rau cần nước

Chủ đề liên quan:

rau rau cần nước

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Theo Đông y rễ cây rau gai có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Dùng để chữa viêm amiđan, viêm khớp, vú sưng đau…
  • Rau sam giản dị, dễ ăn, dễ dùng, Vị thì đặc trưng và công dụng kỳ diệu. Bạn đã thử chưa?
  • Theo Đông y, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng;
  • Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm Thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
  • Rau và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình.
  • Nhiều người cho rằng chỉ cần đi chợ mua những thực phẩm dinh dưỡng là có thể giúp nâng cao sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, họ không biết rằng quy trình bảo quản cũng có tác động không nhỏ đến các loại trái cây, rau quả.
  • Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...
  • Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là “mực” vì vò nát có nước chảy ra như mực đen.
  • Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng...
  • Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta thường nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… bữa ăn gia đình, nhất là các cụ lớn tuổi, nên có thêm bát canh rau ngót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY