Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Chữa bệnh vảy nến bằng Thuốc đông y

Áp dụng cách chữa bệnh vảy nến bằng Thuốc Đông y có thể tác động đến căn nguyên cụ thể, giúp cải thiện tổn thương da và các triệu chứng toàn thân.

khác với tây y, đông y chia bệnh lý theo từng thể và áp dụng các phương pháp luận trị riêng biệt. vì vậy cách chữa bệnh vảy nến bằng Thuốc đông y có thể tác động đến căn nguyên cụ thể, giúp cải thiện các triệu chứng trên da và toàn thân.

Quan niệm của Đông y đối với bệnh vảy nến

Vảy nến là một dạng tổn thương da mãn tính có xu hướng di truyền. Bệnh không có khả năng lây nhiễm và khá lành tính. Tuy nhiên tổn thương da do vẩy nến gây ra có xu hướng tái phát nhiều lần, gây khó chịu và bứt rứt.

Trong đông y, bệnh vảy nến hay còn gọi là chứng tùng bì tiễn, tùng hoa tiễn, ngân tiêu bệnh, chủy phong,… biểu hiện đặc trưng của bệnh là có vẩy trắng như nến, các nốt hồng ban có giới hạn rõ rệt so với vùng da thông thường.

Triệu chứng xuất hiện chủ yếu ở những vùng da dễ ma sát như đầu gối, khuỷu tay, xương cùng,… có khi tổn thương da xuất hiện ở đầu và mặt. Sau một thời gian hình thành, lớp vảy trắng sẽ bong ra và gây rướm máu nhẹ, có thể đi kèm với tình trạng tiết dịch.

Tùng tiễn bì là bệnh lành tính song triệu chứng của bệnh có thể gây ngứa ngáy dữ dội. Cơn ngứa có thể tiến triển hoặc thuyên giảm tùy theo điều kiện thời tiết.

Đông y chia chứng tùng tiễn bì thành 9 thể bệnh, tương ứng với các triệu chứng cụ thể.

    Thể phong nhiệt: Biểu hiện bởi sự xuất hiện của nhiều nốt chấm, mọc ở tay chân hoặc ở đầu. Nốt chấm có xu hướng to dần, hình thành vảy, chuyển sang màu trắng bạc và gây ngứa nhiều. Sau đó có thể gây hoại tử da kèm theo xuất huyết, sốt, khát, lưỡi đỏ sậm, đau nhức, họng khô, ngứa ngáy,…
  • Thể phong huyết táo: Các nốt thường có màu đỏ, mặt da hơi khô và ngứa, rêu lưỡi hơi vàng, lưỡi ít tân dịch.
  • Thể phong hàn: Tùng tiễn bì thể phong hàn đặc trưng bởi các vết chấm có hình dạng như đồng tiền hoặc mọc thành từng mảng. Triệu chứng trên da có nguy cơ bùng phát quanh năm và giảm bớt khi vào mùa hè. Tổn thương da thường đi kèm với các triệu chứng như lưỡi màu hồng nhạt, mạch phù khẩn, rêu lưỡi có màu trắng nhạt.
  • Thể thấp nhiệt: Xuất hiện các nốt chấm như nước ở khuỷu tay, vùng Sinh d*c, bầu ngực,… thường mọc thành từng đám, da có màu hồng xám, hơi ngứa nhẹ và có xu hướng chảy nước màu trắng đục. Bên cạnh đó người bệnh còn nhận thấy các triệu chứng như cơ thể nóng nhưng không khát, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng và mệt mỏi.
  • Thể huyết nhiệt: Thể huyết nhiệt chỉ bệnh vừa mới phát hoặc phát chưa lâu. Các nốt sần xuất hiện có dạng như đồng tiền, kích thước to nhỏ không đều, mọc chủ yếu ở tay chân và có màu hồng tươi. Khi bề mặt các vết sần khô lại có màu trắng đục, vỡ ra thì thấy có rướm máu. Bên cạnh triệu chứng trên da, thể huyết nhiệt còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như lưỡi đỏ sậm, tiểu ít, nước tiểu vàng, tâm phiền, táo bón,…
  • Thể huyết ứ: Thể huyết ứ đặc trưng bởi các nốt ban có màu tím hoặc đỏ đậm, kích thước không đều, không bong vảy trắng và có bề mặt hơi lõm nhẹ. Triệu chứng có thể không gây ngứa hoặc chỉ gây ngứa nhẹ, lưỡi đỏ tối, rêu màu trắng, miệng khô và lười uống nước.
  • Thể huyết hư: Thể huyết hư xuất hiện ở người có cơ thể hư yếu khiến bệnh kéo dài. Xuất hiện những vết ban có màu hồng nhạt hoặc nhạt tối, mọc thành từng mảng hoặc phát ra toàn thân. Triệu chứng ngứa thường xuất hiện ở những vết ban mới mọc, các vết ban cũ hầu như không gây ngứa hoặc chỉ ngứa nhẹ. Ngoài ra, thể huyết hư còn gây ra các triệu chứng toàn thân như ăn uống kém, chóng mặt, lưỡi hồng nhạt, ngủ ít,…
  • Thể mạch xung nhâm không điều hòa: Thể bệnh này chủ yếu gặp ở người đang mang thai hoặc trong thời kì kinh nguyệt. Ở một số trường hợp, bệnh có thể phát sau khi kết thúc kỳ kinh hoặc sau khi sinh con. Đặc điểm nhận biết là các vết ban mọc thành từng đám, xuất hiện toàn thân và có màu đỏ tươi. Sau một thời gian, vết ban chuyển sang màu trắng đục và có đi kèm xuất huyết. Toàn thân mệt mỏi, tâm phiền, hơi ngứa nhẹ, lưỡi có rêu trắng, miệng khô, có thể đi kèm với triệu chứng đau lưng.
  • Thể nhiệt độc thương doanh: Ở thể này, triệu chứng bùng phát nhanh khiến toàn thân xuất hiện ban đỏ, gây nóng và sốt. Người sợ lạnh, khát, tay chân bủn rủn, lưỡi đỏ sẫm và uể oải.

Với từng thể, đông y sẽ áp dụng phương pháp luận trị riêng biệt để tác động đến nguyên nhân cụ thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Chữa bệnh vảy nến bằng Thuốc đông y theo từng thể bệnh

1. Bài Thuốc theo thể phong nhiệt

Với thể bệnh này, cần áp dụng phương pháp lương huyết, thanh nhiệt bằng các thảo dược có đặc tính bổ huyết, sinh tân, giải nhiệt, chỉ khát để làm giảm tổn thương da và các triệu chứng đi kèm.

Bài Thuốc 1 (Hòe hoa thang gia giảm)

Chuẩn bị:

    Hòe hoa 40g

Thực hiện:

    Đem sắc uống

Bài Thuốc 2 (Tiêu phong tán gia giảm)

Chuẩn bị:

    Ngưu bàng 10g

Thực hiện:

    Đem sắc uống

2. Bài Thuốc theo thể phong huyết táo

Với chứng tùng tiễn bì ở thể huyết táo, cần áp dụng bài Thuốc có khả năng khu phong, dưỡng huyết và nhuận táo.

Bài Thuốc 1 (bài Thuốc Lương huyết)

Chuẩn bị:

    Sinh địa 12g

Thực hiện:

    Đem sắc uống

Bài Thuốc 2 (bài Dưỡng huyết nhuận phu ẩm gia giảm)

Chuẩn bị:

    Bắc đậu căn 12g

Thực hiện:

    Đem sắc uống

Bệnh nhân ở thể phong huyết táo cần kết hợp với bài Thuốc rửa để cải thiện tổn thương và các triệu chứng trên da.

Bài Thuốc rửa ngoài

Chuẩn bị:

    Khô phàn

Thực hiện:

    Nấu với nước cho sôi

3. Bài Thuốc theo thể phong hàn

Thể phong hàn là thể bệnh do gió lạnh xâm nhập, gây ứ trệ khiến khí huyết bị uất kết và sinh ngứa trên da. Để giải thể bệnh này, cần dùng bài Thuốc có tác dụng tán hàn, điều doanh, sơ phong và hoạt huyết.

Bài Thuốc uống (Tứ vật ma hoàng thang gia giảm)

Chuẩn bị:

    Ma hoàng 15g

Thực hiện:

    Sắc uống

4. Bài Thuốc theo thể thấp nhiệt

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh tùng tiễn bì ở thể thấp nhiệt, cần sử dụng bài Thuốc có khả năng hoạt huyết, giải độc và thanh nhiệt lợi thấp.

Bài Thuốc uống (Tiêu ngân nhị hiệu thang gia giảm)

Chuẩn bị:

    Thương truật 6g

Thực hiện:

    Đem sắc uống

5. Bài Thuốc theo thể huyết nhiệt

Người bệnh vảy nến ở thể huyết nhiệt nên áp dụng phương pháp luận trị lương huyết giải độc và hoạt huyết thoái ban để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Bài Thuốc uống (Ngân hoa hổ trượng thang gia giảm)

Chuẩn bị:

    Đan bì 10g

Thực hiện:

    Đem sắc uống

6. Bài Thuốc theo thể huyết ứ

Đối với thể huyết ứ, đông y áp dụng bài Thuốc hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm để hoạt huyết, hóa ứ và tán kết thông lạc.

Bài Thuốc uống (Hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm)

Chuẩn bị:

    Trần bì 10g

Thực hiện:

    Đem sắc uống

7. Bài Thuốc theo thể huyết hư

Chứng tùng tiễn bì theo thể huyết hư không chỉ gây triệu chứng trên da mà còn khiến người bệnh ăn ngủ kém. Để giải chứng bệnh này, cần áp dụng bài Thuốc ích khí khu phong, dưỡng huyết và hòa doanh.

Chuẩn bị:

    Kê huyết đằng 12g

Thực hiện:

    Sắc uống

8. Bài Thuốc theo thể mạch xung nhân không điều hòa

Mạch nhâm xung có nguy cơ rối loạn vào thời kì mang thai hoặc hành kinh. Để giảm triệu chứng của thể bệnh này, cần điều nhiếp mạch xung nhâm bằng bài Thuốc Nhị tiên thang gia giảm.

Bài Thuốc uống (Nhị tiên thang gia giảm)

Chuẩn bị:

    Dâm dương hoắc 12g

Thực hiện:

    Đem sắc uống

9. Bài Thuốc theo thể nhiệt độc thương doanh

Thể nhiệt độ thương doanh gây triệu chứng toàn thân nên cần áp dụng cả bài Thuốc uống và điều trị tại chỗ.

Bài Thuốc uống (Linh dương hóa ban thang gia giảm)

Chuẩn bị:

    Huyền sâm 10g

Thực hiện:

    Đem sắc uống

Bài Thuốc bôi ngoài

Khi điều trị tại chỗ cho chứng nhiệt độc thương doanh, phải căn cứ vào giai đoạn phát triển trên da để áp dụng bài Thuốc phù hợp.

    Giai đoạn mới bùng phát: Dùng cao hoàng bá sương và lưu hoàng 5%, ngày dùng 2 – 3 lần.

Kết hợp với bài Thuốc ngâm rửa:

Chuẩn bị:

    Mang tiêu 500g

Thực hiện:

    Đem nấu nước rồi đem tắm/ ngâm mỗi ngày

Khi thực hiện cách chữa bệnh vảy nến bằng Thuốc đông y, nên kiên trì thực hiện đều đặn để Thuốc phát huy tác dụng tối đa. bên cạnh đó, người bệnh cần phối hợp với chế độ chăm sóc và sinh hoạt phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-benh-vay-nen-bang-thuoc-dong-y)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY