Mắt hôm nay

Chữa đau mắt đỏ sai cách khiến bệnh nặng thêm

Con gái đi học về có triệu chứng đau mắt đỏ, sáng hôm sau chị Trà (Phú Nhuận, TP HCM) cũng bị theo. Chị ra hiệu Thu*c gần nhà mua chai Thu*c nhỏ mắt về hai mẹ con dùng chung.

Sau 5 ngày dùng Thu*c kết hợp rửa mắt bằng nước muối, con gái bớt bệnh còn chị Trà nặng hơn nên phải đi bệnh viện. Kết quả mắt chị có giả mạc, bác sĩ phải bóc lớp giả mạc rồi mới cho dùng Thu*c nhỏ kết hợp uống kháng sinh. "Bác sĩ bảo nếu không bóc lớp giả mạc thì dùng Thu*c bao nhiêu cũng không hiệu quả mà để lâu có thể biến chứng. Lần sau hết dám liều mạng tự điều trị tại nhà kiểu này nữa", chị Trà phân trần. 

Khám mắt tại TP HCM, bà Đặng ở Trảng Bàng (Tây Ninh) cho biết, bị đau mắt đỏ hơn một tuần nay, ghèn bịt kín cả hai mí mắt. Nghe lời khuyên của hàng xóm, bà đắp lá trầu không lên, kết hợp tự dùng Thu*c nhỏ. Hậu quả bệnh càng trầm trọng, mắt cộm đau dữ dội kèm theo sốt nên bà mới đến bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết mắt bà bị viêm loét giác mạc do dùng sai Thu*c trong thời gian dài.

Khi có biểu hiện đau mắt đỏ cần đến khám bác sĩ chuyên khoa. Ảnh: Nam Phương.

Dịch đau mắt đỏ đang vào mùa cao điểm tại TP HCM. Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, đây là bệnh do virus gây nên, thường gặp là adenovirus. Bệnh lây lan tương đối nhanh trong cộng đồng, đặc biệt ở những nơi như trường học, công sở, nhà máy, bệnh viện... Phần lớn trường hợp đều tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng một vài trường hợp có thể dẫn đến biến chứng viêm giác mạc, loét giác mạc, giảm thị lực ở những thể trạng suy kiệt hoặc dùng Thu*c không đúng cách. 

Bệnh thường được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn. Ghèn có thể là nước trong hoặc ghèn vàng. Một vài trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc. Đôi khi có đau hạch sau tai, viêm họng, sốt nhẹ, mệt mỏi. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát, khó chịu, cộm xốn giống như có hạt cát trong mắt, có thể kèm theo nhìn mờ, có biểu hiện sợ ánh sáng, đặc biệt là ở trẻ em.  

, mà trung gian truyền bệnh là nước mắt của bệnh nhân do nước mắt có chứa virus. Virus lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti, khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi, qua những vật dụng như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, vòi rửa tay nơi công cộng, điện thoại, khăn, qua nước bị nhiễm khuẩn như nước hồ bơi...

Nên hạn chế đến các hồ bơi công cộng trong thời điểm dịch đau mắt đỏ vào mùa cao điểm. Ảnh: L.P.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu nhiều người trong gia đình bị đau mắt đỏ thì mỗi người dùng riêng một chai Thu*c nhỏ. Việc dùng chung một chai Thu*c sẽ khiến bệnh có thể diễn tiến nặng thêm. Dùng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng, rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn để hạn chế lây bệnh cho người khác. Bệnh nhân cần bảo vệ mắt bằng cách đeo kính râm, nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9 %) hoặc nước mắt nhân tạo. 

Khi vệ sinh mắt, cần lưu ý dùng bông gòn sạch lau khô, chườm lạnh để giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp trong giai đoạn bệnh cấp để tránh lây lan. Tránh dụi tay vào mắt, không vứt bông, khăn thấm mắt bệnh ra môi trường xung quanh. Không bơi trong giai đoạn có dịch. 

Người bệnh khi có biểu hiện đau mắt đỏ cần đi khám chuyên khoa mắt. Việc tự dùng Thu*c nhỏ có chất corticoid hoặc những Thu*c dân gian, phương pháp xông, đắp lá cây... có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm, dẫn đến nhiễm trùng, gây biến chứng.

Các bác sĩ cũng cho biết, hiện chưa có Thu*c nhỏ ngừa bệnh. Để phòng bệnh nên tránh tiếp xúc những vật dụng dễ nhiễm nguồn bệnh và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Khi có người nhà bị đau mắt đỏ, có thể phòng ngừa bằng cách nhỏ mắt bằng dung dịch nước muối S*nh l*. Người chưa mắc bệnh không nên nhỏ kháng sinh phòng ngừa vì có thể làm cơ thể kháng Thu*c.

Nhiều người cho rằng khi bị đau mắt đỏ một lần thì sẽ không bị lại lần hai nên không có ý thức phòng ngừa. Trên thực tế, trong một đợt dịch, bệnh nhân có thể bị mắc bệnh lại lần thứ hai vì đau mắt đỏ thường do nhiều nguyên nhân, có nhiều chủng virus gây bệnh. 

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/chua-dau-mat-do-sai-cach-khien-benh-nang-them-2878061.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau mắt đỏ là tên gọi của bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là do virut Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu... gây ra.
  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Ung thư võng mạc là một bệnh lý khối u ác tính nguyên phát, thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trường hợp là xảy ra ở một bên mắt.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.