Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chữa dị ứng bằng Thuốc nam

Y học cổ truyền coi bệnh dị ứng là một trong những bệnh thuộc “phong”.

Ké đầu ngựa

Cây còn có tên khác là thương nhĩ tử, xương nhĩ, thương nhĩ. Tên khoa học: xanthium strumarium L., họ Cúc (Asteraceae).

Theo YHCT, ké đầu ngựa có vị cay đắng, tính ấm, hơi có độc, đi vào kinh phế. Chủ trị phong hàn đầu thống, tỵ uyên (mũi chảy nước tanh hôi kéo dài), phong thấp đau nhức, lở ngứa ngoài da...

Các bài Thuốc dùng ké đầu ngựa:

- Quả ké đầu ngựa sao tới khi có màu vàng nâu, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 2 tuần, chữa viêm mũi dị ứng.

- Bài Thuốc “Thương nhĩ tử tán”: Thương nhĩ tử 12g, tân di 8g, bạch chỉ 6g, bạc hà 6g, tất cả tán thành bột mịn. Sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu Thuốc bằng nước sắc hành trắng và lá chè, có thể dùng làm Thuốc thang sắc uống. Bài Thuốc có tác dụng: Thông khiếu mũi, chữa đau đầu. Dùng chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

- Ké đầu ngựa 12g, kinh giới 12g, kim ngân 10g, sài hồ 8g, bồ công anh 10g, bạc hà 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng chữa các chứng bệnh ngứa nổi ban, mụn, ngứa ngoài da.

Kim ngân hoa

Còn có tên khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa. Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. Theo y học cổ truyền, kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn.

Kim ngân hoa giải độc, sát khuẩn.

Bài Thuốc có Kim ngân hoa:

- Kim ngân 12g, thổ phục linh 8g, thảo quyết minh (sao) 6g, sinh địa 8g, mạch môn 10g, hoàng đằng 8g, huyền sâm 10g, liên kiều 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chữa chứng mẩn ngứa, dị ứng.

- Kim ngân hoa 10g, kinh giới 10g, trúc diệp 8g , liên kiều 8g, cam thảo 4g, đậu xị 8g, bạc hà 10g, cát cánh 12g, ngưu bàng tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chữa chứng mụn nhọt, mẩn ngứa.

Sài đất

Còn gọi là cây húng trám, cây ngổ núi, cúc giáp. Tên khoa học: Wedelia calendulacea (L.). Theo y học cổ truyền, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt, giải độc, cầm ho, mát máu.

Sài đất có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.

Bài Thuốc có sài đất:

- Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ, chữa rôm sảy trẻ em.

- Sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc 10g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chữa mụn, lở, chàm.

PGS. TS. Dương Trọng Nghĩa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chua-di-ung-bang-thuoc-nam-n155247.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY