Sức khỏe hôm nay

Chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá lốt

Chứng ra nhiều mồ hôi, còn gọi là mồ hôi trộm, đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và khiến trẻ dễ mắc phải viêm phổi và các căn bệnh khác. Căn bệnh này nếu không được chữa trị dứt điểm có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người mắc bệnh sau này.

Tìm hiểu về căn bệnh mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

Mồ hôi trộm là tình trạng trẻ bị ra mồ hôi rất nhiều trong trạng thái hoàn toàn tĩnh, trẻ thường bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm nên dân gian quen gọi là “đổ mồ hôi trộm”. Tuy nhiên, nếu chứng mồ hôi trộm xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ.

Trẻ có mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay - bàn chân. Dấu hiệu thường gặp ở trẻ là quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Theo lời bác sĩ nhi khoa, trẻ con thường hay đổ mồ hôi ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn vì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ còn non nớt.

Ảnh minh họa

Để giúp trẻ chữa trị hiệu quả chứng đổ mồ hôi trộm, các mẹ có thể tham khảo cách chữa trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh bằng lá lốt.

Dùng lá lốt để điều trị mồ hôi trộm cho trẻ

Lá lốt là một loại thực phẩm dùng làm gia vị chế biến trong hiều món ăn như rau sống, gia vị rau thơm cho nhiều món canh cá hay bò cuốn lá lốt…

Cách trị đổ mồ hôi trộm tay chân bằng lá lốt rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Sau đây là những cách sử dụng lá lốt để điều trị triệt để chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và kể cả người lớn mà các mẹ có thể tham khảo:

Cách 1: Ăn khoảng 50g lá lốt mỗi ngày theo việc ăn sống hoặc chế biến theo các món ăn bổ dưỡng hàng ngày có lá lốt.

Cách 2: Lấy lá của cây lá lốt nấu nước uống đều đặn mỗi ngày thay nước lọc, cứ 100g thì tương đương với 1 lít nước, kiên trì thực hiện liên tục khoảng 1 tháng sẽ thấy ngay hiệu quả.

Ảnh minh họa

Cách 3: Lấy 100g lá, thân lá lốt, lưu ý cây già càng tốt rồi lấy rửa sạch để ráo, và nấu với 1,5 lít nước cho sôi khoảng 10 phút. Dùng nước ấm sông hơi toàn thân cho tới khi ấm thì dùng ngâm tay và chân khoảng 15 phút.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số món ăn khác cũng có tác dụng làm giảm ra mồ hôi trộm như cháo trai, cháo cá quả, nước đậu đen, cháo sò, canh rau ngót, cháo nếp cẩm... Khi bé bị ra mồ hôi trộm bố mẹ nên dùng khăn mềm thấm khô, tránh để bé bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm.

Trúc Đào

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/chua-mo-hoi-trom-cho-tre-bang-la-lot-23329/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY