Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Chữa rong kinh, vô tình phát hiện máu tụ trong tim

Người thay van tim nếu không dùng Thu*c chống đông máu đầy đủ, rất dễ bị tụ máu làm kẹt cứng van tim, dẫn đến đột tử.

Điều trị rong kinh tại tuyến dưới 10 ngày không đỡ, chị Thư (tên nhân vật đã được thay đổi) (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được chuyển ra BV Việt Đức, Hà Nội. Các bác sĩ phát hiện chị bị kẹt van tim do có khối máu tụ, có thể Tu vong nếu không mổ cấp cứu.

 

PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch và Lồng ngực cho biết, trước đó 8 tháng, bệnh nhân đã được các bác sĩ tại khoa phẫu thuật thay van tim. Theo bệnh án tuyến dưới chuyển lên, chị Thư đang điều trị rong kinh.

“Tuy nhiên, khi tiến hành siêu âm thực quản, chúng tôi phát hiện bệnh nhân bị kẹt van tim có khối máu tụ. Nếu không phẫu thuật bệnh nhân có thể Tu vong bất cứ lúc nào. Vì thế, ngay lập tức chúng tôi đã tiến hành cấp cứu, phẫu thuật thay van tim mới”, PGS Ước nói. Nhiều bệnh nhân thấy khỏe khoắn thì chủ quan, không đi tái khám nên không dùng Thu*c chống đông máu

Biến chứng kẹt van tim khá thường gặp và nguy hiểm sau thay van tim. Nguyên nhân thường do người bệnh không dùng Thu*c chống đông máu đầy đủ, dù chi phí loại Thu*c này chưa đầy 20.000 đồng/ tháng.

Có trường hợp van tim bị kẹt cứng ngay lập tức, chỉ trong một vài giây, khối máu tụ bịt lỗ van khiến bệnh nhân bị ứ máu cấp tính ở phổi, gây phù phổi cấp, dẫn đến ch*t đột tử. Có những bệnh nhân van bị kẹt từ từ, trong vài ngày diễn biến suy tim cấp, phù phổi, khó thở nên thường được chuyển đi cấp cứu.

Với trường hợp chị Thư, theo các bác sĩ chị bị kẹt van khoảng 5 - 7 ngày. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy tim nặng và dọa phù phổi. Hiện sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt.

“Trong khi đó, với bệnh nhân thay van tim thì bắt buộc phải dùng Thu*c chống đông máu suốt đời. Bệnh nhân cần đi khám thường xuyên để điều chỉnh lượng Thu*c, tránh nguy cơ biến chứng tăng đông hay giảm đông máu đều rất nguy hiểm”, phó giáo sư Ước cảnh báo.

 AloBacsi.vn

Theo Phương Trang - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chua-rong-kinh-vo-tinh-phat-hien-mau-tu-trong-tim-n7226.html)

Tin cùng nội dung

  • Teo thực quản là một dị dạng bẩm sinh, do rối loạn trong quá trình tạo phôi thai nên teo thực quản thường kèm theo các dị tật khác.
  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY