Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Chữa suy nhược thần kinh bằng canh

Đối với người mất ngủ, uống Thu*c chỉ là trị ngọn, cần tìm đúng nguyên nhân để trị tận gốc, đồng thời duy trì nếp sống điều độ thuận theo quy luật tự nhiên: đêm ngủ ngày thức, nếu ngược lại đêm thức ngày ngủ thì thần khí không vững vàng, cơ thể mệt mỏi.
Đối với người mất ngủ, uống Thu*c chỉ là trị ngọn, cần tìm đúng nguyên nhân để trị tận gốc, đồng thời duy trì nếp sống điều độ thuận theo quy luật tự nhiên: đêm ngủ ngày thức, nếu ngược lại đêm thức ngày ngủ thì thần khí không vững vàng, cơ thể mệt mỏi. Phải tập ngồi thiền thư giãn tinh thần, đi bộ, tập thể dục, thái cực quyền, khí công dưỡng sinh và dùng những món ăn thích hợp. Trong bài này xin giới thiệu mấy kinh nghiệm chữa mất ngủ bằng ăn uống, tiện lợi ai cũng thực hiện được.

Người bị chứng mất ngủ thường hay thức giấc giữa giấc ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn vì mộng mị, có khi nằm thao thức cả đêm, thường có các triệu chứng kèm theo như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, ăn không tiêu, biếng ăn, mệt mỏi hay quên.

Những món ăn trị mất ngủ

Canh rau nhút (rau rút) gồm có: Rau nhút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích.

Rau nhút bỏ cọng già, bỏ lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng. Củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa. Xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ, thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon.

Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau nhút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu.

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: Thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị. Công dụng: Bổ thận, cố tỳ, ninh tâm, an thần, chữa mất ngủ, lưng đau, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đi tiểu nhiều về đêm, đại tiện lỏng, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được.

Tim lợn hầm đương quy: Tim lợn 1 quả, đương quy 60g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy cho gia vị vừa ăn. Công dụng: chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, tâm huyết hư, dưỡng huyết, bổ âm, an thần định chí.

Canh hạt sen: Hạt sen 30g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Tác dụng kiện tỳ hòa vị, định tâm an thần. Thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an.

Cháo khoai mài: Khoai mài tươi 100g, quế 15g, quả vải 5 quả, ngũ vị tử 3g, khoai mài bỏ vỏ cắt mỏng nấu với các thứ trên thành cháo. Ăn buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ 60 phút.

Tác dụng sinh tân chỉ khái, bổ phế thận, thanh tâm an thần, chữa mất ngủ và tiểu đường.

Cao quả dâu mật ong: Quả dâu tươi 100g, mật ong 300g. Cho quả dâu vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun 30 phút, lại cho nước đun lần thứ 2, lọc nước, trộn 2 lần nước lại, cô đặc, thêm mật ong, đun sôi, cho vào bình, đậy kín. Khi dùng uống với nước ấm, mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối trước lúc ngủ 60 phút.

Công dụng: Bổ can, thận, an thần, thông tai, sáng mắt, trị thần kinh">suy nhược thần kinh, mất ngủ, tai ù, phiền khát, râu tóc bạc sớm.

Canh thịt lợn, hàu biển: Thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc. Tác dụng: trị âm hư phiền táo, mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.

Canh hành táo: Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc. Tác dụng: an tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém.

Canh tiểu mạch, cam thảo, táo Tàu: Tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo Tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun tiếp khoảng 60 phút, gạn lấy nước. Uống lúc nào cũng được. Tác dụng: bổ dưỡng tâm can, an thần, định chí, chữa các chứng âm hư, mất ngủ, tinh thần hoảng hốt, buồn chán.

Thu*c an thần định tâm (của Lãn Ông): Nhân sâm, phục linh, táo nhân, 3 vị lượng bằng nhau, nước vừa đủ sắc còn 1/3 uống nóng trước khi ngủ 60 phút (chú ý uống nóng thì ngủ được. Nếu uống nguội lại gây mất ngủ).

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-suy-nhuoc-than-kinh-bang-canh-15648.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY