Sức khỏe hôm nay

Chữa tay chân miệng cho trẻ bằng những bài thuốc dân gian

Tay chân miệng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và có khả năng tạo thành dịch lớn đồng thời gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về cách phòng và chữa bệnh cho trẻ, trong đó, việc điều trị bằng những bài thuốc dân gian được rất nhiều người tin dùng.

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ

- Trẻ mệt mỏi quấy khóc, biếng ăn, nôn ói nhiều, run chi đi loạng choạng, bé ngũ hay bị giật mình, có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C.

- Loét miệng: Là các bóng nước có đường kính 2-3mm, thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.

- Bóng nước: Từ 2-10mm màu xám, hình bầu dục.

- Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

Ảnh minh họa

- Bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.

Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay hân miệng

Bệnh tay chân miệng thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7-10 ngày mà không cần điều trị y tế.

Tuy nhiên, một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong.

Có một số bằng chứng cho thấy, việc nhiễm bệnh tay chân miệng trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai, mặc dù điều này là rất hiếm. Nhưng để phòng ngừa, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với những người có bệnh. Phụ nữ bị tay chân miệng khi mang bầu có thể vượt qua bệnh để sinh em bé, và em bé sinh ra với căn bệnh này thường chỉ có triệu chứng nhẹ.

Một số bài thuốc chữa tay chân miệng

Chanh muối

Chanh muối là thảo dược tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và tiêu diệt virus gây bệnh chân tay miệng. Đối với trẻ nhỏ bài thuốc này hơi khó sử dụng vì thuốc có vị hơi đắng, chúng ta có thể thêm một chút mặt ong pha nước để cho trẻ uống bài thuốc này áp dụng cho trẻ chưa bị biến chứng loét niêm mạc miệng.

Cây bạc hà

Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn, chữa ung nhọt, lở loét, cách dùng: bạn có thể đun 1 nắm nhỏ bạc hà với 1 lít nước sau khoảng 15 phút thì gạn lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 tách rất tốt cho trẻ bị bệnh.

Ảnh minh họa

Củ tỏi

Đây là loại gia vị có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét.

Cách dùng, nên đập dập hoặc băm nhỏ chế biến thành các món ăn hàng ngày cho trẻ.

Bên cạnh đó bệnh nhân hạn chế chất tanh như tôm, cá, mực vì những thực phẩm trên có thể gây ngứa những viết loét do bệnh gây ra.

Phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hiện nay, chưa có vaccine cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại virus gây ra nó bằng những cách đơn giản sau đây:

- Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay cho bé nhất là trước khi ăn và sau khi bé đi vệ sinh.

- Các dụng cụ, đồ chơi, sàn nhà phải được lau rửa sạch, thường xuyên

- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, phòng chống vi khuẩn gây bệnh

- Tuyệt đối không để bé tiếp xúc với trẻ đang mắc bệnh tay chân miệng.

Đào Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/chua-tay-chan-mieng-cho-tre-bang-nhung-bai-thuoc-dan-gian-23690/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY