Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Chữa viêm khớp vẩy nến bằng Thuốc nam, một phụ nữ mất khả năng đi lại

Sau khi phát hiện bị viêm khớp vẩy nến, người phụ nữ về nhà tự ý mua Thuốc nam sử dụng. Tuy nhiên, sau đó các khớp bàn tay, khớp liên đốt ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối và khớp cổ chân hai bên của bệnh nhân ngày càng sưng nhiều. Đặc biệt, vẩy nến trên da ngày càng nặng, mọc toàn thân khiến bà không thể đi lại được.

Bị đau khớp gối có nên chạy bộ không?

Chữa đau khớp gối bằng chích khớp, một phụ nữ suýt bị tàn phế ​

Ăn xà lách giúp tránh tim mạch, đau khớp và ngừa ung thư

Ngày 18.8, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho hay vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân mắc bệnh khớp vẩy nến không thể đi lại được do trước đó tự điều trị bằng Thuốc nam.

Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết bà T.K.L (58 tuổi, ngụ tại tỉnh Đắk Lắk) bị vẩy nến da 8 năm và được điều trị bằng Thuốc tại địa phương. Tuy nhiên, 4 năm gần đây bà xuất hiện đau nhức nhiều khớp. Sau khi khám tại một bệnh viện ở TP.HCM, các bác sĩ chẩn đoán bà L. bị viêm khớp vẩy nến.

Tuy nhiên, bà L. không điều trị liên tục theo chỉ dẫn của bác sĩ mà tự ý uống một loại Thuốc nam. Khoảng 2 tháng qua, bà L. bị sưng đau nhiều ngày càng nhiều các khớp bàn tay, ngón tay, khớp liên đốt ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối và khớp cổ chân 2 bên. Bên cạnh đó, tình trạng vẩy nến trên da ngày càng nặng, vẩy nến da toàn thân khiến bà không tự đi lại được.

ThS-BS Phạm Huỳnh Tường Vy (Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết tại đây bệnh nhân L. được chẩn đoán viêm khớp vẩy nến. Ban đầu bệnh nhân điều trị với các Thuốc uống Methotrexate, kháng viêm, đồng thời được bác sĩ tư vấn dùng Thuốc sinh học sớm vì tình trạng viêm khớp và viêm da của người bệnh đều nặng. Sau 2 tháng điều trị với Thuốc DMARDs cổ điển và kháng viêm, người bệnh đáp ứng kém. Sau đó, bác sĩ ở đây đã chỉ định người bệnh điều trị bằng Thuốc sinh học.

“Hiện nay sau khi tiêm 5 mũi Thuốc sinh học, vẩy nến trên da người bệnh đã hết hoàn toàn, đau khớp giảm 90%, người bệnh có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường”, bác sĩ Vy cho biết.

Theo bác sĩ Vy, người bị viêm khớp vẩy nến thường gặp những triệu chứng mệt mỏi, sưng, đau các gân, sưng ngón tay, ngón chân và đôi khi có hình ảnh như khúc dồi; cứng khớp, sưng, đau một hoặc nhiều khớp, giới hạn vận động khớp, cứng khớp buổi sáng; móng tay chân bị lõm, rỗ; tiêu chảy (viêm ruột), đỏ và đau mắt (viêm màng bồ đào). Các triệu chứng này có thể giống với các bệnh khớp khác như viêm khớp dạng thấp, gout, các thể viêm khớp cột sống… nên rất dễ nhầm lẫn. Do đó, việc chẩn đoán viêm khớp vẩy nến chủ yếu dựa vào đánh giá của bác sĩ chuyên khoa và loại trừ các nguyên nhân khác. Cần khai thác các thông tin liên quan đến tiền căn bệnh lý, đặc biệt là vẩy nến; thăm khám lâm sàng đánh giá viêm khớp, tổn thương móng và thực hiện một số cận lâm sàng như tổng phân tích tế bào máu, CRP, máu lắng, X quang khớp, MRI khớp để chẩn đoán.

“Người bệnh không nên bỏ điều trị và tự ý điều trị các Thuốc mà không được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo. Bên cạnh điều trị dùng Thuốc và tuân thủ điều trị, người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý”, bác sĩ Vy khuyến cáo.

Các chuyên gia y tế cho biết viêm khớp vẩy nến bệnh lý viêm khớp mạn tính ở các khớp ngoại biên hoặc cột sống, có liên quan đến bệnh vảy nến. Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng viêm dẫn đến các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp và mệt mỏi. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc của viêm khớp vẩy nến chưa có thống kê chính xác, nhưng ước chừng khoảng 0,3 – 1% dân số và tần suất mắc mới của bệnh từ 3,4 – 8 trường hợp trên 100.000 người. Trong số những người bị vảy nến có khoảng 6 – 42% sẽ tiến triển sang viêm khớp vảy nến.

Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường xảy ra ở người từ 30 đến 50 tuổi. Hầu hết người bệnh viêm khớp vảy nến thường khởi phát khoảng 10 - 12 năm sau khi có tổn thương da. Tuy nhiên, viêm khớp vảy nến cũng có thể khởi phát trước hoặc cùng lúc với vảy nến da.

Hiện chưa xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp vẩy nến. Một số nghiên cứu cho rằng có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, môi trường và yếu tố miễn dịch. Ngoài ra, bệnh có tính chất gia đình và có mối liên hệ với kháng nguyên HLA-B27 (thể cột sống) và các HLA-DR (thể nhiều khớp). Các tác nhân nhiễm khuẩn và chấn thương cũng có thể là yếu tố khởi phát bệnh. Viêm khớp vẩy nến có thể tiến triển chậm với các triệu chứng nhẹ hoặc có thể tiến triển nhanh và nặng tùy theo từng trường hợp.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/chua-viem-khop-vay-nen-bang-thuoc-nam-mot-phu-nu-mat-kha-nang-di-lai-142718.html)

Tin cùng nội dung

  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY