Ẩm thực hôm nay

Chữa viêm xoang bằng rượu tỏi, mù tạt có khỏi không?

SKĐS-Đã có nhiều người tự chữa bệnh viêm xoang theo những “bài Thu*c” truyền tai nhau, như dùng tỏi khô - rượu trắng hoặc dùng mù tạt. Bác sĩ Võ Quang Phúc - Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM chia sẻ một số thông tin liên quan đến việc chữa mẹo này.
PV: Nhiều người mách nhau bài Thu*c dùng tỏi khô 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ mười thì chuyển sang màu nghệ và có thể dùng. Nhỏ một, hai giọt vào và bóp nhẹ thành mũi cho ngấm. Người bệnh có cảm giác hơi xót nhưng chịu khó làm thường xuyên, sẽ thấy đỡ hơn hẳn. Ý kiến của bác sĩ về việc này?

- Bác sĩ Võ Quang Phúc: Trong tỏi có chất sát khuẩn. Nước ngâm tỏi, rượu tỏi… được dùng để ngăn ngừa cảm cúm, nhất là khi kháng sinh còn khan hiếm hoặc chưa có. Hiện tại, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dược phẩm đã đáp ứng tốt nhu cầu dùng kháng sinh của người bệnh.Việc dùng nước tỏi, rượu tỏi cần hết sức cân nhắc vì độ nồng cay của tỏi dễ làm hư niêm mạc mũi, nhất là trẻ em.

* Xin bác sĩ giải thích rõ tại sao tỏi có thể làm hư niêm mạc mũi?

- Mũi có hệ thống chất nhầy lông chuyển theo chiều từ trong ra nhằm bảo vệ và tống vật lạ, bụi bặm ra ngoài. Niêm mạc mũi có nhiều mạch máu sưởi ấm không khí trước khi vào phổi. Mũi là nơi chứa những dây thần kinh để bảo vệ những chất có hại cho niêm mạc mũi biểu hiện qua việc nhảy mũi. Đây là phản xạ tống xuất chất gây hại cho đường hô hấp ra ngoài.

Những biện pháp dân gian như dùng những loại Thu*c nhỏ vào mũi, ngửi thảo dược không đúng cách, không đúng liều lượng, cũng như các biện pháp vệ sinh không đạt sẽ gây ra viêm mũi nặng hơn, thậm chí có thể làm thương tổn hệ thống niêm mạc và gây viêm mũi mạn tính, về lâu dài dẫn tới viêm xoang. Điều cần biết thêm là bất kỳ dung dịch nào nhỏ vào mũi mà quá kiềm hoặc quá axít đều sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi. Do đó, các loại Thu*c nhỏ mũi Tây y luôn luôn có nồng độ pH gần như trung tính.

* Nhiều người truyền tai nhau “bài Thu*c” đơn giản là ăn mù tạt (wasabi). Khi ăn, mù tạt sẽ xông hơi và tiệt trùng xoang mũi giúp khỏi bệnh...

- Mù tạt, khi ăn vào sẽ thấy giảm nghẹt mũi, thông mũi, chảy nước mắt, và hơi nồng lên đầu. Lý do, tinh dầu hạt cải kích thích dây thần kinh số 5, kích thích hệ giao cảm, co niêm mạc mũi, co bóp túi lệ. Việc dùng mù tạt chỉ giảm triệu chứng tức thời, không có tác dụng chữa bệnh viêm xoang.

* Cách phòng bệnh ở mũi đúng cách và hiệu quả?

Cách phòng bệnh ở mũi hiệu quả nhất là dùng nước muối S*nh l* bán tại các hiệu Thu*c. Có hai dạng: xịt và nhỏ mũi. Một số loại Thu*c chứa các nguyên tố vi lượng như lưu huỳnh kẽm, mangan v.v… Những nguyên tố vi lượng này giúp bảo vệ, tăng đề kháng của niêm mạc mũi. Đối với trường hợp viêm mũi thông thường sau khi cảm cúm, có thể chữa bằng cách nhỏ hoặc xịt nước muối S*nh l*. Bệnh có thể dứt sau hai - ba ngày. Nếu sau đó người bệnh vẫn sổ mũi, đặc biệt là nước mũi trở nên đặc, có màu vàng xanh là biểu hiện bội nhiễm, nên đến bác sĩ chuyên khoa ngay. Để phòng viêm mũi, nên mang khẩu trang y tế khi ra đường, giữ ấm, chế độ ăn nhiều vitamin C.

Phương Nam (thực hiện)

Minh Lam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chua-viem-xoang-bang-ruou-toi-mu-tat-co-khoi-khong-n85171.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY