Chuyên đề hôm nay

Chuẩn bị dung dịch Thuốc tiêm kháng sinh

Dung dịch Thuốc tiêm là một dạng dược phẩm vô trùng dùng để tiêm vào cơ thể nên khi sử dụng cần phải hết sức thận trọng, nhất là đối với Thuốc tiêm kháng sinh.

Dùng Thuốc tiêm có những ưu điểm như Thuốc được hấp thu trực tiếp và trọn vẹn vào máu nên có tác dụng nhanh và hiệu quả cao, đồng thời Thuốc không qua hệ tiêu hóa nên không bị dịch tiêu hóa hoặc gan chuyển hóa. Tiêm truyền tĩnh mạch các dung dịch Thuốc kháng sinh cho phép hoạt chất nhanh chóng đến ổ nhiễm khuẩn để hoạt chất phát huy tác dụng giúp tăng hiệu quả chữa bệnh. Tuy vậy, khi tiêm Thuốc kháng sinh cũng cần phải lưu ý đến một số nhược điểm như phải có dụng cụ thích hợp như ống tiêm, kim tiêm, truyền dịch thì phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng, nếu không sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp-xe, nhiễm siêu vi viêm gan B, C). Thuốc tiêm có tác dụng nhanh và hấp thu trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn khi chuẩn bị dung dịch để tiêm thì thật tai hại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính.

Thuốc dễ gây phản ứng toàn thân hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp Thuốc. Khi tiêm các dung dịch Thuốc kháng sinh có khi gây sốc phản vệ trầm trọng, vì vậy chỉ dùng Thuốc tiêm thay cho Thuốc uống trong những trường hợp cấp cứu, bệnh nhiễm trùng nặng, người bệnh không thể hợp tác uống Thuốc, hoặc khi dược chất cần sử dụng không có dạng Thuốc uống. Người dùng Thuốc không thể tự tiêm Thuốc mà phải có nhân viên chuyên môn thông thạo kỹ thuật thực hiện.

Chọn dung môi phù hợp và pha đúng nồng độ quy định

Phải chú ý pha đúng quy định kể cả về lựa chọn dung môi để pha tiêm và nồng độ khi pha. Ngoài một số kháng sinh có độ ổn định tốt trong môi trường đã được bào chế sẵn ở dạng Hiện nay, với các loại kháng sinh hoạt phổ rộng đều được trình bày dưới dạng lọ Thuốc bột pha tiêm nên khi chuẩn bị dụng dịch kháng sinh tiêm, thầy Thuốc cần đọc kỹ cách sử dụng và người thực hiện kỹ thuật tiêm phải tuân thủ chặt chẽ quy trình chuẩn bị pha dung dịch tiêm kháng sinh theo đúng sự hướng dẫn. Nồng độ của dung dịch pha tiêm, dung môi dùng để pha và thời gian sử dụng sau khi chuẩn bị dung dịch đều được quy định rất cụ thể đối với từng loại Thuốc. Tuyệt đối không được làm sai quy định vì dung dịch có thể bị biến màu hoặc bị giảm hoạt tính, gây khó hấp thu hoặc không hòa tan hoàn tàn nếu không thực hiện đúng quy trình. Pha dung dịch tiêm amoxycilin/clavulanat Đối với một số kháng sinh hay sử dụng dạng tiêm cần phải đọc kỹ hướng dẫn. Chẳng hạn như đối với dạng Thuốc tiêm kháng sinh phối hợp hai hoạt chất là amoxycilin và clavulanat cần phải tiêm tĩnh mạch trực tiếp rất chậm hoặc tiêm truyền nhanh theo quy định tùy theo từng đối tượng bệnh nhân. Thuốc này chỉ tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, không tiêm bắp. Tiêm tĩnh mạch trực tiếp rất chậm trong 3 phút, tiêm truyền khoảng 30 phút. Chỉ pha dung dịch trước khi tiêm, khi pha có thể thấy dung dịch có mầu hơi hồng nhất thời rồi chuyển sang vàng nhạt hoặc hơi có ánh trắng sữa. Màu của dung dịch sẽ biến đổi theo thời gian. Nếu để càng lâu, màu càng đậm dần sang màu nâu sẫm. Phải pha với nước cất pha tiêm hoặc dung dịch natri clorid pha tiêm 0,9%. Để tiêm truyền, có thể dùng dung dịch lactat natri (M/6), dung dịch Ringer hoặc Hartmann. Không được pha với các dung dịch chứa glucose, natri bicarbonat hoặc dextran. Nói chung, không nên trộn Thuốc trong cùng bơm tiêm hoặc bình tiêm truyền với một Thuốc khác, nhất là corticoid hoặc aminoglycosid.

Dung dịch amoxycilin/clavulanat tương kỵ với sucinat hydrocortison, dung dịch acid amin, dịch thủy phân protein, nhũ dịch lipid, hydroclorid neosynephrin, dung dịch manitol, độ bền của dung dịch chế phẩm phụ thuộc theo nồng độ. Vì vậy sau khi pha, phải dùng ngay. Thể tích pha và thời hạn dùng phải theo đúng quy định. Một lọ Một kháng sinh tiêm khác cũng hay được sử dụng là ceftriaxon khi bị các nhiễm khuẩn nặng do những chủng nhạy cảm với ceftriaxone như viêm màng não, nhiễm trùng máu; nhiễm trùng đường hô hấp, tai mũi họng; nhiễm trùng đường tiết niệu-thận. lậu, thương hàn, giang mai; nhiễm trùng xương khớp, mô mềm da và các vết thương; nhiễm trùng vùng bụng (viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường dẫn mật, dạ dày - ruột). Thuốc này có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu tiêm bắp cần hoà tan 1g ceftriaxon trong 3,5ml dung dịch Lidocain 1% và tiêm sâu. Còn nếu tiêm tĩnh mạch thì cần hòa tan 1g ceftriaxon trong 10ml nước cất vô trùng, tiêm chậm trong 2 - 4 phút. Khi tiêm truyền Thuốc này thì cần phải hòa tan 2g ceftriaxon trong 40ml dung dịch tiêm truyền không có calci. Thời gian truyền tốt nhất là 30 phút. Dung dịch ceftriaxon pha để tiêm bắp bền vững trong 1 ngày ở nhiệt độ phòng (250C) và 3 ngày nếu để trong tủ lạnh (40C). Dung dịch pha tiêm tĩnh mạch bền trong 3 ngày ở nhiệt độ phòng (250C) và 10 ngày trong tủ lạnh (40C). Không pha ceftriaxon với các dung dịch chứa canxi, aminoglycosid, amsacrin, vancomycin hoặc fluconazol. Ceftriaxon thường được trình bày trong một hộp có 1 lọ bột Thuốc 1g và 1 ống nước cất 10ml. Thuốc này có thể tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch ngắn hạn, tiêm bắp và cũng có thể tiêm dưới da. Khi tiêm tĩnh mạch thì hòa tan bột Thuốc bằng dung dịch pha đi kèm và tiêm chậm 2 - 4 phút thẳng vào tĩnh mạch hay qua đường truyền dịch. Độ pha loãng tối thiểu: 1g cho 10ml. Còn nếu truyền tĩnh mạch thì có thể hòa tan bột Thuốc trong 40ml một trong các dung dịch sau : natri clorid 0,9%, glucose 5% hay 10%, dextran 6%. Thời gian truyền 5 - 15 phút.

Pha dung dịch tiêm cefotaxim

Hiện nay, trong các bệnh viện hay sử dụng một loại tiêm là cefotaxim. Nếu này được tiêm tĩnh mạch thì phải hòa tan 1g Thuốc trong ít nhất 4ml nước cất để pha tiêm, tiêm dung dịch này trong thời gian 3 - 5 phút. Trong trường hợp cần điều trị liều cao hơn, có thể tiêm truyền tĩnh mạch. Tiêm truyền nhanh: 2g cefotaxim hòa tan trong 40ml nước để pha tiêm hoặc một loại dung dịch tiêm truyền thông thường (dung dịch muối S*nh l*, dung dịch Ringer, dung dịch dextrose 5%, dung dịch natri lactat), tiêm trong khoảng 20 phút. Tiêm truyền nhỏ giọt: 2g Claforan được hòa tan trong 100ml của một trong các dung dịch tiêm truyền trên và tiêm trong 50 - 60 phút.

Không được pha cefotaxim với dung dịch natri bicarbonat. Khi pha Thuốc, để tránh biến chứng nhiễm trùng khi tiêm, phải lưu ý thao tác vô trùng khi pha Thuốc. Dung dịch phải được dùng ngay sau khi pha. Thao tác đảm bảo vô trùng rất quan trọng nếu dung dịch pha dự định không dùng ngay. Sau khi pha, có thể bảo quản đến 24 giờ ở nhiệt độ dưới 250C không được có biến đổi đáng kể về hóa lý. Dung dịch Thuốc có thể bị biến đổi từ từ thành màu vàng nhạt nhưng hiệu lực của Thuốc không bị thay đổi.

AloBacsi.vn, Theo Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chuan-bi-dung-dich-thuoc-tiem-khang-sinh-n37427.html)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY