Sức khỏe hôm nay

Chứng co cơ khi mang thai

Co cứng cơ hay chuột rút (vọp bẻ) là biểu hiện thường gặp khi mang thai. Tình trạng này có thể xảy ra trong mọi thời điểm của thai kỳ, nhưng thường gặp vào các tháng cuối.
Co cứng cơ hay chuột rút (vọp bẻ) là biểu hiện thường gặp khi mang thai. Tình trạng này có thể xảy ra trong mọi thời điểm của thai kỳ, nhưng thường gặp vào các tháng cuối.

Đây là tình trạng cơ bắp bị co cứng đột ngột và tự phát trong một thời gian, sau đó cơ sẽ tự trở về trạng thái thư giãn bình thường. Khác với thông thường, cơ bắp phải co - dãn theo ý muốn và vận động của chúng ta. Ở người bình thường, co cứng cơ xảy ra khi cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hay bị kích thích đột ngột và quá mức, ví dụ như xảy ra ở vận động viên sau vận động kéo dài hay có cường độ cao, xảy ra ở người đang bơi lội mà không có quá trình khởi động hiệu quả trước đó. Nguyên nhân của chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải: ví dụ như các rối loạn cân bằng muối mước, rối loạn cân bằng natri, kali, can xi… khi mang thai, đặc biệt ở những tháng đầu, do tình trạng ốm nghén, thai phụ có thể bị nôn, ăn uống kém, sụt cân … dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ. Ở những tháng cuối, do yêu cầu sử dụng can xi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng can xi và thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ can xi cho phù hợp với nhu cầu cơ thể… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là can xi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng co cứng cơ.

Đặc biệt ở tháng cuối, trong một số trường hợp, cần phân biệt tình trạng co cứng cơ với những triệu chứng báo động của co giật do sản giật. Co cứng cơ thường xảy ra vùng cơ bắp chân, thai phụ hoàn toàn tỉnh táo và có cảm giác đau vùng bị co cứng; trong khi ở sản giật, thai phụ có thể có tăng huyết áp trước đó, người bị phù nhiều, ngay trước khi có cơn giật thường rất nhức đầu, sau đó có co cơ (thường ở vùng mặt lẫn vùng chi), mất tri giác lúc có co cơ, sau đó tỉnh lại chậm hay lại tiếp tục có cơn giật mới. Sản giật là tình trạng cấp cứu, cần đưa ngay đến cơ sở y tế; trong lúc vận chuyển cần lưu ý quan tâm đường thở của bệnh nhân cũng như tránh việc co giật cơ cắn có thể làm đứt lưỡi.


Điều trị tức thời tình trạng co cứng cơ ở thai phụ cũng giống như ở những người bình thường là kéo dãn cơ theo chiều ngược lại và xoa bóp; thậm chí không cần làm gì cơ cũng có thể tự động trả lại tư thế bình thường nhưng đòi hỏi thời gian và thai phụ sẽ chịu đau trong thời gian chờ đợi. Điều trị dự phòng được khuyên sử dụng thêm magiê trong tháng cuối (do bác sĩ chuyên khoa kê đơn và theo dõi). Chế độ ăn đầy đủ các chất khoáng, ăn nhiều rau xanh, bổ sung can xi đều đặn trong khi mang thai sẽ làm giảm phần nào các rối loạn điện giải và ngăn ngừa co cứng cơ.

Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chung-co-co-khi-mang-thai-6898.html)

Chủ đề liên quan:

chứng co cơ co cơ khi mang thai mang thai

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY