Chứng khó tiêu là một từ không chính xác để chỉ một nhóm các triệu chứng ở bụng trên hoặc thượng vị như là đau, đầy bụng, buồn nôn, ợ hơi, no sớm, ợ nóng, ợ thức ăn hoặc đơn giản là "kém tiêu hóa". Các triệu chứng khó tiêu xuất hiện trong một phần tư số dân người lớn. Trong thực hành y học, chứng khó tiêu là một trong các điều phàn nàn mà cả bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đánh giá. Tuy nhiên phần lớn nhân dân không tìm đều sự quàn tâm y học.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh loét tiêu hóa, ung thư dạ dày, liệt nhẹ dại dày, ký sinh vật (Giardia, giun lươn), không dung nạp lactose (Chú thích: bệnh viêm dạ dày liên quan với Helicobacter pylori đã không được xác nhận là nguyên nhân của chứng khó tiêu mạn tính).
Bao gồm rượu, cafein, sắt, các Thu*c chống viêm không steroid, các kháng sinh (erythromycin, metronidazol), theophyllin và digoxin.
Bao gồm thai nghén, đái tháo đường, ung thư trong khoang bụng, thiếu máu cục bộ động mạch vành, bệnh tuyến giáp trạng.
Trong nửa số bệnh nhân bị chứng khó tiêu, các triệu chứng không giải thích được bằng nội soi hoặc âm thanh đồ. Các triệu chứng của các bệnh nhân này có thể sinh ra do sự tương tác phức tạp của các nhân tố tâm lý, sự nhận thức đau nội tại bất thường và rối loạn di động dạ dày.
Do bản chất không đặc trưng các triệu chứng khó tiêu, tiền sử lâm sàng chỉ có ích lợi chẩn đoán hạn chế. Cần phải hỏi đầy đủ về chế độ ăn và Thu*c men (bao gồm chứng không tiêu lactose). Phải hỏi bệnh nhân về tính chất và vị trí đau, mô hình lan rộng của đau, đau là liên tục hay ngắt đoạn, và các nhân tố làm giảm đau. Ợ nóng và ợ ra thức ăn xẩy ra nổi bật là đặc điểm rõ rệt của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thượng vị là địa điểm thông thường nhất bị đau trong chứng khó tiêu do các nguyên nhân khác, trong đó có bệnh đường mật. Bệnh loét tiêu hóa là chẩn đoán chắc chắn hơn khi có những cơn đau thượng vị rát theo chu kỳ xẩy ra giữa các bữa ăn hoặc ban đêm và được làm giảm đi bằng Thu*c kháng acid hoặc thức ăn; song ít nhất là nửa số các bệnh nhân loét tiêu hóa không nêu ra bệnh sử điển hình này. Đau thượng vị hoặc phần tư trên bên phải bụng không đều đặn, gián đoạn do bữa ăn gây nên và có mô hình tăng dần lại giảm nhẹ dần gợi ý về bệnh đường ruột. Đau thượng vị liên tục, không rõ ràng liên kết với sụt cân, gợi ý về bệnh tụy. Cuối cùng, chứng khó tiêu không do loét có khả năng xẩy ra nhiều hơn ở các bệnh nhân trẻ với đau thượng vị mạn tính, không rõ liên quan với một loạt các than phiền khác như là đầy hơi và chướng căng bụng.
Việc thăm khám thực thể toàn bộ bao gồm cả thử phân tìm máu kín đáo là bắt buộc. Các dấu hiệu của bệnh thực thể như là sụt cân, to cơ quan, khối ở bụng và có máu kín đáo trong phân đòi hỏi phải điều tra thêm. Công việc xét nghiệm sơ bộ đầu tiên bao gồm công thức đếm máu toàn bộ và một danh mục kiểm tra sinh hóa học và kiểm tra hóa học về gan.
Vì bệnh sử và thăm khám thực thể là không đặc trưng nên việc chẩn đoán chứng khó tiêu trong phần lớn các trường hợp đòi hỏi các thăm khám đặc biệt. Nội soi ở phần trên rất chính xác trong chẩn đoán bệnh loét tiêu hóa, bệnh ngược dạ dày - thực quản ăn mòn, và ung thư dạy dày. Tuy nhiên, ít nhất một nửa số bệnh nhân với chứng khó tiêu có các phát hiện nội soi bình thường hoặc không đặc trưng. Tuy rằng chụp một loạt đường dạ dày - ruột có cản quang barit là kém chính xác, nhưng nó đỡ tốn kém hơn nội soi và cũng là một phương thức kiểm tra hợp lý. Chụp siêu âm bụng cùng được làm từ đầu khi nghi ngờ bệnh đường mật hoặc tụy. Chụp nội soi cắt lớp vi tính hoặc hình ảnh cộng hưởng từ cần thiết chỉ khi nào có nghi ngờ nhiều về các bệnh trong khoang hoặc điều tra các phát hiện bất thường bằng chụp siêu âm.
Quyết định lúc nào và phương pháp nào để điều tra bệnh nhân bị chứng khó tiêu có thể phụ thuộc vào một số nhân tố. Ở những bệnh nhân dưới 45 tuổi với các thăm khám thực thể và labo bình thưồng (ở những người này nguy cơ ung thư thấp), việc thử điều trị triệu chứng theo kinh nghiệm bằng thuối kháng H2 thường là hợp lý. Các bệnh nhân không có đáp ứng hoặc có sự tái phát các triệu chứng là lý do xác đáng về nghiên cứu nội soi hoặc X quang. Ở các bệnh nhân trên 45 tuổi với sự khởi đầu mới về chứng khó tiêu, với các bất thường thực thể hoặc labo, hoặc các bệnh nhân từ các vùng thường có bệnh ung thư dại dày thì cần phải thực hiện chấn đoán nội soi.
Điều trị hướng về nguyên nhân cơ bản của chứng khó tiêu, ở các bệnh nhân với chứng khó tiêu không do loét, cần xem xét những biện pháp sau:
Bệnh nhân cần được làm yên tâm rằng bệnh của họ không nặng nhưng có thể lâu dài. Phải chuyển sự chú trọng từ tìm tòi nguyên nhân sáng tìm các cách thức ứng phó với các triệu chứng. Mối tương tác thầy Thu*c - bệnh nhân tiếp tục có thể là khía cạnh quan trọng nhất của biện pháp.
Việc uống quá nhiều rượu và cà phê phải được cắt giảm. Phải loại bỏ các Thu*c có khá năng gây khó chịu. Phải thử dùng chế độ ăn không có lactose. Một nhật ký thực phẩm trong đó các bệnh nhân ghi các thức ăn của họ trong ngày, các triệu chứng và các việc xẩy ra trong ngày có thể bộc lộ các nhân tố thúc đẩy về ăn uống và xã hội gây đau.
Các Thu*c đối kháng H2 (Ranitidin 150mg 2 lần mỗi ngày; cimetidin 400mg 2 lần mỗi ngày) có thể làm giảm các triệu chứng ở một số bệnh nhân. Song trên 50% số bệnh nhân được giảm nhẹ từ liệu pháp placebo.
Cisaprid 10mg 3 lần mỗi ngày và metoclopramid 10mg 4 lần mỗi ngày, làm tăng việc chuyển hết dung lượng dạ dày, và cả hai tỏ ra có hiệu lực chữa triệu chứng trong khó tiêu không do loét.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch chứng khó tiêu dạ dày dấu hiệu dịch covid dự kiến khó tiêu khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế thêm ca mắc