12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Chúng ta nên làm gì khi phát hiện một người bị mộng du?

Mộng du là một chứng rối loạn hành vi bắt nguồn từ giấc ngủ sâu và dẫn đến việc đi bộ hoặc thực hiện các hành vi phức tạp khác trong khi hầu như vẫn đang ngủ.

Cùng với chứng kinh hoàng ban đêm, nghiến răng và đái dầm, mộng du là một trong những nhóm rối loạn giấc ngủ thông thường, nó xảy ra trong giai đoạn sâu của giấc ngủ, hay còn gọi là giấc ngủ sóng chậm.

Khi một cơn mộng du xảy ra, người ngủ có thể mở mắt, tỏ ra bối rối trước khi ra khỏi giường và đi xung quanh phòng hoặc nhà. Mặc dù họ sẽ thiếu nhận thức đầy đủ như khi còn thức, nhưng họ vẫn có thể tham gia vào các loại hành vi thông thường, từ mở cửa sổ đến ăn, mặc quần áo đến sắp xếp lại phòng. Họ thậm chí đi tiểu ở những nơi bất thường.

Phần lớn, những đợt mộng du này hiếm khi kéo dài hơn vài phút, mặc dù vào năm 2018, tạp chí Current Biology đã báo cáo rằng những trường hợp mộng du nghiêm trọng đã kéo dài vài giờ.

Nguyên nhân gây ra mộng du

Trong nhiều trường hợp, những người mộng du chỉ đơn giản là có khuynh hướng về mặt di truyền hơn những người khác.

Khi một cơn mộng du xảy ra, người ngủ có thể mở mắt, tỏ ra bối rối trước khi ra khỏi giường và đi xung quanh phòng hoặc nhà.

Tổ chức Giấc ngủ ước tính rằng khoảng 22% trẻ em có cha mẹ không có tiền sử mộng du trước đó sẽ trở thành người mộng du. Tuy nhiên, con số đó tăng lên 47% nếu cha hoặc mẹ đã từng trải qua chứng bệnh này, con số này vẫn tiếp tục tăng lên 61% nếu cả cha và mẹ đều bị mộng du.

Mặc dù mộng du phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng nó thường sẽ giảm dần khi chúng bước vào tuổi thiếu niên. Nếu bạn là một người trưởng thành và vẫn dễ bị mộng du, bạn sẽ thấy rằng khả năng và tần suất bị mộng du tăng lên khi bị thiếu ngủ, căng thẳng hoặc lo lắng.

Một số loại thuốc, uống rượu hoặc để bàng quang căng đầy trước khi đi ngủ cũng sẽ làm tăng nguy cơ mộng du, cũng như ảnh hưởng của chấn thương đầu hoặc não. Ngay cả một sự thay đổi trong môi trường ngủ, chẳng hạn như ở trong khách sạn, cũng có thể khiến bạn bị mộng du. Bất cứ điều gì làm gián đoạn giấc ngủ đều có thể gây ra chứng mộng du.

Những người có vấn đề về tâm lý cũng dễ bị mộng du hơn. Những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương thường có những giấc mơ xấu hoặc ác mộng vào ban đêm, điều này thường có thể dẫn đến mộng du.

Bạn nên làm gì nếu phát hiện ai đó bị mộng du?

Trái với suy nghĩ của nhiều người, việc đánh thức một người mộng du là không nguy hiểm, đặc biệt là vì họ sẽ bối rối và sẽ mất vài phút để họ trở về bình thường. Cách hành động tốt nhất là từ từ hướng dẫn người bị mộng du trở lại giường, sử dụng giọng nói nhẹ nhàng và các lệnh đơn giản. Tốt hơn là cố gắng lý luận với họ.

Cách hành động tốt nhất là từ từ hướng dẫn người bị mộng du trở lại giường, sử dụng giọng nói nhẹ nhàng và các lệnh đơn giản.

Nếu lo lắng về chứng mộng du, bạn nên tìm lời khuyên của bác sĩ ngay từ đầu. Các bác sĩ sẽ cho bạn khám sức khỏe để loại trừ khả năng mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác hoặc thậm chí là các cơn hoảng sợ. Nếu bạn sống với người khác, hãy mời họ chia sẻ với bác sĩ kinh nghiệm của họ về các hành vi khi ngủ của bạn và nhớ đề cập đến tiền sử gia đình có bị mộng du hay không.

Cải thiện vệ sinh giấc ngủ của bạn cũng rất quan trọng. Bạn phải bình tĩnh trong giờ cuối cùng trước khi đi ngủ, vì vậy, hãy tránh ánh sáng xanh của các thiết bị và các tác nhân kích thích khác trước khi ngủ. Nó không chỉ giúp bạn dễ ngủ mà còn giúp bạn ngủ ngon.

Khám phá nguyên nhân gây ra mộng du là bước đầu tiên để đánh bại nó. Việc điều trị là bắt buộc nếu hành vi của người mộng du không chỉ gây rối loạn cuộc sống của họ và của gia đình mà còn trở nên nguy hiểm.

Xem thêm:

Tắm nước lạnh vào 30 giây cuối cùng giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/chung-ta-nen-lam-gi-khi-phat-hien-mot-nguoi-bi-mong-du-32530/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY