Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyển đổi số về y tế, tăng cường bảo mật dữ liệu cá nhân

Dịch COVID-19 cho thấy vai trò quan trọng của Chính phủ điện tử nói chung và chuyển đổi số về y tế nói riêng.

Ngay trong hoàn cảnh khó khăn, nhà nước vẫn cung cấp các dịch vụ trực tuyến, duy trì sự lãnh đạo của chính phủ, tạo sự gắn kết xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế, đáp ứng với các thách thức toàn cầu và theo đuổi sự phát triển bền vững.

Tuy nhiên cũng trong thời gian này dữ liệu cá nhân nói chung và thông tin sức khỏe nói riêng bị rò rỉ, tiết lộ, công khai trên không gian mạng nhưng chưa có quy định quản lý, bảo vệ hay chế tài xử phạt cụ thể dẫn đến không bảo đảm quyền riêng tư, mất an toàn cá nhân.

Thêm vào đó, xu hướng số hóa dịch vụ khám chữa bệnh, điển hình như triển khai y bạ điện tử, khám chữa bệnh từ xa, và số hóa dữ liệu y tế đặt ra yêu cầu cấp thiết cho nghiên cứu, thảo luận để sớm có chính sách về quản trị dữ liệu nói chung và dữ liệu sức khỏe nói riêng. đây là nhóm dữ liệu có độ nhạy cảm cao, cần được quản trị tốt để tạo nền tảng chuyển đổi số bền vững.

Nhằm thúc đẩy hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường thực thi về bảo vệ dữ liệu cá nhân, ngày 18/11, viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (ips), hội truyền thông số việt nam đã tổ chức tọa đàm “chuyển đổi số và quản trị dữ liệu trong lĩnh vực y tế”.

Chia sẻ với pv suckhoedoisong.vn bên lề hội thảo, ông nguyễn trường nam – phó cục trưởng cục công nghệ thông tin, bộ y tế nhấn mạnh, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, vấn đề bảo vệ thông tin riêng tư của người dân cần phải đặt lên hàng đầu. đây là vấn đề nóng, được dư luận đặc biệt quan tâm.

Tọa đàm “Chuyển đổi số và Quản trị dữ liệu trong lĩnh vực y tế".

“dữ liệu y tế là một lĩnh vực rộng lớn, có liên quan tới hơn 95 triệu người dân việt nam. tất cả các vấn đề sức khoẻ của người dân đều được quản lý theo 4 cấp (cấp trung ương, tỉnh, huyện, trạm y tế). vì thế, khối lượng dữ liệu y tế của người dân là vô cùng khổng lồ. điều này đặt ra bài toán về quản trị dữ liệu y tế”- phó cục trưởng cục công nghệ thông tin nói.

Để quản lý dữ liệu y tế, bộ y tế chủ yếu tập trung vào vấn đề dân số, khám chữa bệnh, tiêm chủng, T*i n*n thương tích, sức khoẻ sinh sản, hiv/aids, môi trường… điển hình là việc triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử. với hồ sơ sức khoẻ điện tử, bác sĩ sẽ nắm được thông tin sức khoẻ của người dân cũng như các lần khám bệnh trước đó khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế. không chỉ vậy, người dân còn chủ động theo dõi tình hình sức khoẻ của bản thân để tăng độ chính xác, đảm bảo tính tiền sử khi các bác sĩ tiến hành khám bệnh.

Theo Luật Khám, chữa bệnh, hồ sơ sức khoẻ của bệnh nhân phải đảm bảo tính bảo mật, không được khai thác, cung cấp (trừ trường hợp người dân đồng ý hoặc có sự can thiệp của cơ quan chức năng). Hồ sơ sức khoẻ điện tử của người dân có thể được chia sẻ ở tất cả các bệnh viện.

Cũng theo ông nam, bệnh án điện tử của người dân sẽ được bảo vệ ở bệnh viện và các cơ sở y tế, thông tin của mỗi lượt điều trị đều được cập nhật rõ. hiện, bộ y tế đang thiết lập hành lang pháp lý để đảm bảo tính bảo mật của thông tin cho người dân cùng với những quy định trong luật an toàn thông tin.

Ông Nguyễn Trường Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế chia sẻ về vấn đề quản lý dữ liệu y tế.

Trong thực tế, những quy định trong luật an toàn thông tin hiện nay chưa đầy đủ và bao phủ hết các vấn đề của người dân. vì thế, thời gian tới, cục công nghệ thông tin, bộ y tế sẽ đẩy mạnh việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý và áp dụng một số biện pháp bảo mật của nước ngoài.

Ví dụ như tiêu chuẩn ipa của mỹ nhằm bảo vệ dữ liệu riêng tư cho người dân; hệ thống bảo vệ thông tin trong y tế; bộ iso 2700 799 giúp bảo mật thông tin trong y tế. dựa vào những hệ thống bảo mật này, bộ y tế sẽ xây dựng những văn bản hướng dẫn mang tính pháp lý nhằm bảo vệ thông tin riêng tư trong thời gian tới.

Trước sự bùng nổ của chuyển đổi số, cơ chế, chính sách quản lý dữ liệu y tế cần phải thay đổi, bổ sung. bộ y tế sẽ áp dụng một số văn bản, tiêu chuẩn của nước ngoài (mỹ, anh,…) để bổ sung vào cơ chế, chính sách trong vấn đề đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin riêng tư trong y tế.

ts. nguyễn minh hồng – chủ tịch hội truyền thông số việt nam, nguyên thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông nhận định rằng, dữ liệu y tế cũng như dữ liệu của các ngành nghề khác làm nên nguồn tài nguyên dữ liệu số, chính là yếu tố được ví còn quý hơn cả dầu mỏ, là năng lượng của nền kinh tế số.
đối với việt nam, đất nước xấp xỉ 100 triệu dân với mức thu nhập trung bình đang hướng tới mức thu nhập trung bình cao, nhu cầu chăm sóc y tế ngày càng tăng lên. mức độ già hoá dân số cũng đang đặt ra thách thức lớn. vì thế, quá trình chuyển đổi số ngày càng được coi trọng và yêu cầu đối với quá trình này càng ở mức độ cao.
dữ liệu y tế cũng như hồ sơ y tế là yếu tố nhạy cảm cao. đây là vấn đề hết sức quan trọng về an toàn an ninh thông tin nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực y tế nói riêng
theo ông nguyễn trọng đường - phó cục trưởng cục tin học hóa (bộ tt&tt), bộ tt&tt đang triển khai xây dựng chiến lược quốc gia về dữ liệu… các dữ liệu về y tế, hồ sơ sức khoẻ như khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh... là những dữ liệu mang tính riêng tư, cần phải có biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ an toàn thông tin thoả đáng, thì các bên liên quan mới dám chia sẻ dữ liệu.
các chuyên gia tham dự hội nghị cho rằng, ở góc độ tiếp cận chính sách, việc xây dựng hệ thống quản trị và khai thác dữ liệu y tế không đồng nghĩa với vi phạm đến quyền riêng tư. nói một cách khác, không phải cứ “đóng kín” thì mới bảo vệ được dữ liệu. kinh nghiệm ở các nước cho thấy nhu cầu khai thác dữ liệu y tế trên thị trường là có thực, nếu không hợp pháp hóa và có một hành lang pháp lý rõ ràng cho việc tiếp cận, khai thác dữ liệu, thì bản thân dữ liệu sẽ bị mua bán trái phép.

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chuyen-doi-so-ve-y-te-tang-cuong-bao-mat-du-lieu-ca-nhan-n183040.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY