Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Chuyên gia cảnh báo: Nguy cơ các đại dịch xuất phát từ động vật

Chính con người đang khiến virus SARS-CoV-2 lây sang con người, và chuyên gia cảnh báo nếu không thay đổi, rất nhiều đại dịch khác xuất phát từ tự nhiên khác sẽ còn tiếp tục xuất hiện.

Dù đến nay vẫn chưa thể xác định chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 xuất phát từ dơi hay tê tê, song có thể khẳng định một điều đó là đại dịch khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng trên toàn cầu và đang làm đảo lộn cả thế giới đến từ động vật.

Chính hoạt động của con người đang khiến virus SARS-CoV-2 lây sang con người, và các chuyên gia cảnh báo nếu không thay đổi, rất nhiều đại dịch khác xuất phát từ tự nhiên khác sẽ còn tiếp tục xuất hiện.

Trên thực tế, bệnh dịch xuất phát từ động vật không mới, chẳng hạn như lao, dại, sốt rét hay bệnh ký sinh trùng do toxoplasma gondii gây ra.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), khoảng 60% bệnh dịch lây nhiễm ở người xuất phát từ động vật. Con số trên đã tăng lên thành 75%, với những dịch bệnh “đang nổi” như Ebola, HIV, cúm gia cầm, Zika, hay SARS.

Báo cáo UNEP 2016 cho rằng sự nổi lên của các dịch bệnh xuất phát từ động vật thường có liên hệ với những thay đổi về môi trường hay xáo trộn sinh thái, do hoạt động thâm canh nông nghiệp và định cư của con người, hay do sự xâm lấn rừng và các môi trường sống khác.

Theo nhà nghiên cứu Gwenael Vourc'h của viện nghiên cứu INRAE (Pháp), do sự tăng trưởng của dân số thế giới và ngày càng lạm dụng tài nguyên Trái Đất, sự phá hủy ngày càng nhiều hệ sinh thái đã nhân rộng thêm nhiều lần sự tiếp xúc giữa con người và động vật.

Động vật thuần hóa thường là “cầu nối” giữa các mầm bệnh từ tự nhiên và con người. Việc sử dụng phổ biến kháng sinh trong ngành chăn nuôi cũng đã dẫn đến tình trạng các mầm bệnh vi khuẩn ngày càng có khả năng đề kháng trước các loại Thu*c chính. Đô thị hóa và phân mảnh môi trường sống cũng gây mất cân bằng giữa các loài, trong khi tình trạng Trái Đất ấm lên có thể khiến những loài vật mang mầm bệnh tiến vào nơi cư trú mới.

Theo bà Anne Larigauderie, thư ký điều hành IPBES - ủy ban các chuyên gia về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc, quá trình để vi trùng hay virus, xuất phát từ loài động vật có xương sống như dơi lây lan sang con người là phức tạp. Con người, thông qua hành động của mình, tạo cơ hội cho vi trùng tiếp cận gần hơn với nhân loại.

Bà Larigauderie cho rằng tỷ lệ thay đổi toàn cầu về tự nhiên trong 50 năm qua là “chưa từng có trong lịch sử con người," và lực đẩy trực tiếp quan trọng nhất của thay đổi trong tự nhiên chính là sự thay đổi về sử dụng đất.

Ngoài đại dịch COVID-19 hiện nay, IPBES ước tính các bệnh dịch xuất phát từ động đất đang khiến 700.000 người thiệt mạng mỗi năm.

Kết quả nghiên cứu của một nhóm khoa học Mỹ công bố hồi tuần trước và được hoàn tất trước khi dịch COVID-19 bùng phát đã xác định động vật gặm nhấm, linh trưởng và dơi là vật chủ của 3/4 số virus lây nhiễm sang người.

Tuy nhiên, động vật thuần hóa cũng là nguyên nhân của khoảng 50% số bệnh đến nay được xác định xuất phát động vật.

Nghiên cứu cũng cho biết những nhóm động vật có chủng virus nguy hiểm nhất với con người là những loài có “số lượng giảm mạnh do việc săn bắt quá mức và mất môi trường sống."

Theo bà Larigauderie, dịch COVID-19 có thể chỉ là “phần đỉnh của tảng băng trôi." Chính vì thế, bà cho rằng sự thay đổi về quan điểm là cần thiết để tìm ra một giải pháp cho thảm kịch toàn cầu hiện nay.

Nhà nghiên cứu Gwenael Vourc'h cũng kêu gọi một phản ứng mang tính hệ thống. Theo đó, “ngoài phản ứng cần thiết đối với mỗi dịch bệnh, con người cần phải tư duy lại về mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái tự nhiên”.

Title

WHO cho rằng "rất nhiều khả năng" SARS-CoV-2 xuất phát từ động vật

Nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 có liên quan đến loài dơi, song các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu cách virus nguy hiểm này truyền từ loài dơi sang người.

Ngày 21.4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tất cả những bằng chứng hiện có cho thấy khả năng virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bắt nguồn từ động vật tại Trung Quốc cuối năm ngoái.

Phát biểu trước một cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn WHO Fadela Chaib nêu rõ: “Tất cả các bằng chứng sẵn có đều chỉ ra virus này có nguồn gốc từ động vật chứ không phải được phát triển hoặc tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc ở một nơi nào đó.”

Theo đó, bà Chaib cho rằng virus này khả năng có nguồn gốc từ động vật. Hiện chưa rõ cách virus lây từ động vật sang người, song bà Chaib khẳng định “chắc chắn” động vật là vật chủ trung gian truyền virus.

Theo người phát ngôn này, nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 có liên quan đến loài dơi, song các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu cách virus nguy hiểm này truyền từ loài dơi sang người.

Dù đến nay vẫn chưa thể xác định SARS-CoV-2 xuất phát từ dơi hay tê tê, song nhiều chuyên gia khẳng định đại dịch, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng trên toàn cầu và đang làm đảo lộn cả thế giới, đến từ động vật.

Chính hoạt động của con người đang khiến SARS-CoV-2 lây sang con người, và các chuyên gia cảnh báo nếu không thay đổi, rất nhiều đại dịch khác xuất phát từ tự nhiên khác sẽ còn tiếp tục xuất hiện.

Trên thực tế, bệnh dịch xuất phát từ động vật không mới, chẳng hạn như lao, dại, sốt rét hay bệnh ký sinh trùng do toxoplasma gondii gây ra.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), khoảng 60% bệnh dịch lây nhiễm ở người xuất phát từ động vật. Con số trên đã tăng lên thành 75%, với những dịch bệnh “đang nổi” như Ebola, HIV, cúm gia cầm, Zika, hay SARS.

Báo cáo UNEP 2016 cho rằng sự nổi lên của các dịch bệnh xuất phát từ động vật thường có liên hệ với những thay đổi về môi trường hay xáo trộn sinh thái, do hoạt động thâm canh nông nghiệp và định cư của con người, hay do sự xâm lấn rừng và các môi trường sống khác.

Theo TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/thien-nhien-moi-truong-c-189/chuyen-gia-canh-bao-nguy-co-cac-dai-dich-xuat-phat-tu-dong-vat-136928.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY