Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Chuyên gia hàng đầu về thần kinh chỉ rõ những dấu hiệu bệnh u não

Bệnh u não có các dấu hiệu như thế nào?

PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tại buổi tư vấn và khám miễn phí về bệnh u não đã chia sẻ và giải đáp các nguy cơ và giải pháp điều trị: Cụ thể, trên thực tế có khoảng 120 loại u não khác nhau, hầu hết là các khối u trong mô não, ngoài ra là u ở màng não, tuyến yên, dây sọ não…

Thông thường các khối u ở mô não hoặc lành tính thường tiến triển chậm, các triệu chứng sẽ xuất hiện chậm và diễn biến âm ỉ hơn. Ngược lại, nếu phát triển nhanh, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng rõ rệt hơn cả về tần suất và mức độ như hôn mê, không đi lại được, rối loạn tâm thần...

Theo PGS.TS Đồng Văn Hệ, các triệu chứng của u não không đặc hiệu như đau đầu, nôn và buồn nôn, nhìn mờ 1 hoặc 2 mắt, nhìn 1 thành 2 hình, ù tai, điếc… tê bì hoặc yếu tay và hoặc chân tăng dần, mất thăng bằng, nói khó hoặc trở nên lú lẫn hơn, xuất hiện co giật, thay đổi tính cách…

Vì thế người bệnh thường chủ quan không đi khám khi thấy một vài dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể, đến khi phát hiện u não thì tình trạng bệnh đã diễn biến khá nặng.

Được biết hằng năm, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức khám và điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân mắc các bệnh lý u não, chủ yếu trong độ tuổi 30- 60, với trẻ em nhỏ nhất là 2 tháng tuổi.

Đối với trẻ em lại khác với người lớn, và tỷ lệ ác tính lại cao hơn, u não đứng hàng thứ 2 về các bệnh lý ung thư gây Tu vong cho trẻ.

Có bé có biểu hiện nôn nhiều, có bé lại có dấu hiệu đầu to, thóp phồng, khi chụp não phát hiện u nang lành tính. Các bác sỹ khuyến cáo, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế.

Khi phát hiện sớm có thể chữa khỏi, trở về với cuộc sống bình thường, không để lại di chứng. Có những bệnh nhân phải dùng Thu*c động kinh cả đời, nhưng dùng loại Thu*c gì và dừng Thu*c hay không phải do bác sỹ chỉ định, vì có những loại Thu*c không tốt cho phụ nữ, hay thấy các triệu chứng giảm, người bệnh tự ý dừng Thu*c khiến bệnh dễ tái phát…

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/chuyen-gia-hang-dau-ve-than-kinh-chi-ro-nhung-dau-hieu-benh-u-nao-20200517151900953.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Tuyến yên chịu trách nhiệm kiểm soát và điều hòa các quá trình. Cũng như bộ điều hòa tuyến yên dùng để chỉnh nhiệt cho cơ thể.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY