Nên ăn trước khi uống rượu bia 1 – 2 tiếng
Việc ăn uống trước khi uống rượu bia là cách chống say hiệu quả. Không nên để dạ dày trống rỗng trước khi uống rượu bia. Vì như thế không những ethanol trong rượu bia càng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua dạ dày mà còn sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, dễ gây ra các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau bao tử...
Những thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu bia:
- Thực phẩm giàu chất béo: Việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai hay bơ được đánh giá là cách an toàn. Lượng chất béo từ những thực phẩm này sẽ bao bọc xung quanh thành bao tử, giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị say dù uống nhiều rượu, bia.
- Bánh mì nướng: Lượng carbon trong bánh mì có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thu hết chất cồn. Đây là tuyệt chiêu uống bia không say khá hiệu quả được nhiều người áp dụng.
- Uống sữa: Bạn hãy uống nửa ly hoặc một ly sữa trước khi dùng rượu, bia. Sữa khi đến dạ dày sẽ làm giảm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày. Rượu vẫn sẽ đi vào cơ thể nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và gan có thêm thời gian để loại bỏ thêm chất cồn trước khi phần cồn còn lại xâm nhập vào hệ thống thần kinh của bạn.
- Sữa chua: Không thể không nhắc đến sữa chua, một “trợ thủ đắc lực” trong việc chống lại cơn say. Lượng keo thực vật có nhiều trong sữa chua sẽ giúp làm giảm nồng độ cồn trong bia rượu cũng như bảo vệ bao tử của bạn.
- Lòng đỏ trứng gà: Uống 2 lòng đỏ trứng gà trần qua nước sôi thêm chút muối để tráng men thành dạ dày, sau đó uống nhiều nước để khi uống bia rượu vào men bia sẽ bài tiết nhanh ngay ra ngoài.
- Mật ong: Đây có thể là cách uống rượu bia không say được nhiều cánh mày râu biết đến. Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn do bia rượu gây ra, ngoài ra mật ong có cung cấp chất natri và kali để giúp cho tinh thần được tỉnh táo.
- Vitamin và chất chống oxy hoá: Với những quý ông thường xuyên phải sử dụng rượu bia để tiếp khách hãy uống 2 viên 50 mg vitamin B6 cùng với một viên vitamin B100 trước khi “chiến đấu” sẽ giúp giảm say hiệu quả đến một nửa.
Tuyệt đối không pha rượu
Nhiều người thường pha thêm nước ngọt vào rượu hoặc bia để thấy chúng "ngon" hơn tuy nhiên điều này thường gây hại hơn là có lợi. Dưới tác động của các loại nước ngọt, rượu bia sẽ hấp thụ vào máu nhanh hơn và khiến người uống thấy hưng phấn nhưng cũng đồng nghĩa với việc say nhanh hơn.
Không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt,...thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Một vài trường hợp có thể bị mất tri giác. Chính vì vậy, không nên uống rượu khi đói, bởi nó là nguyên nhân làm tăng nhanh nồng độ cồn trong máu.
Uống rượu bia xen kẽ với nước lọc và ăn đồ ăn
Uống xen kẽ nước lọc và đồ ăn sẽ kéo giãn khoảng cách thời gian giữa các lần tiếp nạp rượu bia vào cơ thể.
Thêm vào đó, thức ăn có thể tạo lớp đệm trong bảo tử làm chất cồn khó thâm nhập hơn. Các loại thực phẩm nên ăn nhiều trong lúc uống rượu bia như: Cháo hoặc súp, trái cây, nấm...
Uống rượu bia xen kẽ với nước lọc và ăn đồ ăn
Uống xen kẽ nước lọc và đồ ăn sẽ kéo giãn khoảng cách thời gian giữa các lần tiếp nạp rượu bia vào cơ thể.
Thêm vào đó, thức ăn có thể tạo lớp đệm trong bảo tử làm chất cồn khó thâm nhập hơn. Các loại thực phẩm nên ăn nhiều trong lúc uống rượu bia như: Cháo hoặc súp, trái cây, nấm...
Các cơn say thường sẽ xuất hiện vào lúc cơ thể thiếu hụt nước. Việc bổ sung nước kịp thời sẽ khắc phục phần nào sức tấn công ồ ạt của chất cồn. Nếu bạn chưa kịp ăn nhẹ trước khi uống thì nên uống hơn 500 ml nước lọc sẽ giúp dạ dày có lớp bảo vệ tạm thời và hoà tan etanol trong rượu bia làm chậm quá trình hấp thụ cồn vào cơ thể.
Không nên uống rượu với caffeine
Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ. Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều. Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường. Nếu sử dụng caffeine để “tỉnh táo” khi uống rượu là một sai lầm nguy hiểm. Uống đồng thời rượu và caffeine không có sự trung hòa giữa chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố (Oxic Jock Syndrome).
Uống chậm rãi
Uống rượu bia từ từ, chậm rãi nhằm giảm kích ứng niêm mạc miêng và dạ dày đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu.
Chỉ nên uống rượu rõ nguồn gốc Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều loại rượu bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ đặc biệt là các loại rượu thuốc được ngâm từ nhiều loại thảo dược không rõ ràng.
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tránh tối đa các loại rượu này. Thay vào đó, uống rượu, bia từ những nhà sản xuất uy tín hoặc rượu nhà tự nấu, tự ngâm.
"Làm ấm" rượu trước khi uống
Đối với tất cả các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy "làm ấm" chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
Hạn chế sử dụng "thuốc giải rượu" sau khi uống rượu
Đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh những thực phẩm này khả năng bảo vệ hoặc phục hồi tổn thương các cơ quan do rượu hoặc làm mất trạng thái say xỉn.
Những thực phẩm chức năng "giải rượu" có nguồn gốc, xuất xứ, thành phần thuốc không rõ ràng, có thể gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Khi ấy cả rượu và "thuốc" cùng lúc được chuyển hóa qua gan làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ suy gan cấp.
Không kết hợp rượu bia và món ăn “đại kị”
Uống bia + hải sản: Cách nhanh nhất để làm cho acid uric trong máu tăng mạnh, đây cũng là nguyên nhân chính sinh ra bệnh gút (gout).
Rượu trắng + lẩu: Cách nhanh nhất để khiến cho rượu trắng sinh nhiệt cao, xuất hiện các triệu chứng bốc hỏa, nóng trong người.
Rượu + bia+ nước ngọt: Sát thủ "âm thầm" với sức khỏe.
Chọn đồ uống có nồng độ cồn nhẹ
Rõ ràng những đồ uống có nồng độ cồn cao sẽ khiến bạn nhanh chóng đi vào cơn say. Không chỉ vậy, những đồ uống này còn gây hại cho sức khỏe như viêm loét dạ dày, đại tràng, xơ gan… Những loại chất uống có nồng độ cồn nhẹ như vodka, vang trắng…
Quỳnh Hoa
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: