12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Chuyên gia phân tích 2 lý do Covid-19 có thể lây lan với tốc độ kinh hoàng?

Với tốc độ lây lan kinh hoàng của dịch Covid-19, nhiều người nghĩ đó là do độc lực của virus quá mạnh. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy.

Covid-19 lây lan như thế nào?

Covid-19 là bệnh nhiễm coronavirus chủng mới được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đặt tên là SARS-CoV-2. Covid-19 bắt đầu xuất hiện và lây lan tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ cuối tháng 12/2019, sau đó lan nhanh khắp Trung Quốc rồi đạt đỉnh vào ngày 5/2/2020.

Hiện tại Trung Quốc đã khống chế được dịch bệnh nhưng tình hình ở nhiều nước trên thế giới như Ý, Anh, Mỹ... lại đang ở mức báo động đỏ.

Đến sáng 30/3, tại Ý ghi nhận số ca tử vong cao nhất lên đến 10.779 ca, đứng thứ 2 là Tây Ban Nha với gần 7 nghìn ca tử vong. Số ca mắc cũng liên tục tăng lên, đứng đầu là Mỹ với gần 150 nghìn ca nhiễm, ý hơn 97 nghìn ca nhiễm…

Chỉ số các ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 ở các nước trên thế giới tình đến 7h sáng 30/3 - (Nguồn: Tuổi Trẻ).

Covid-19 lây lan qua 2 con đường, một là đường tiếp xúc thân cận, đó là qua các giọt bắn người nhiễm bệnh ho bị bắn ra ngoài. Các giọt này lại văng vào mũi, mắt, miệng của những người thân cận trong vòng bán kính 1m, gần người bệnh.

Tiếp xúc gần cũng làm cho virus lây qua người thân cân thông qua các hành động như bắt tay, ôm hôn, dùng chung nhà vệ sinh, vòi rửa tay, tay nắm cửa... Người bị nhiễm virus ho làm bắn các giọt bắn lên các vật liệu hoặc các giot bắn dính vào tay người bệnh rồi dính lại trên các vật đó. Trong đường lây này, người có nguy cơ nhiễm bệnh đến từ các vùng dịch, hay du lịch qua các vùng dịch, và khi được xác nhận bị nhiễm thì các đối tượng này được gọi là F0.

Covid-19 có thể lây lan với tốc độ kinh hoàng - (Nguồn: TBS).

Những người có nguy cơ bị lây bệnh từ F0 là người tiếp xúc thân cận trực tiếp với F0, gọi là F1. F1 được xác định có nguy cơ lây bệnh cao nhất.

Thế nhưng do đặc điểm virus quá dễ lây lan nên các đối tượng tiếp xúc thân cận với đối tượng F1 sẽ được xác định là F2 rồi F3, F4, F5 cũng phải được ghi nhận. Nếu chúng ta biết người bệnh F0 và tìm được toàn bộ các người tiếp xúc thân cận F1, F2, F3… để có các giải pháp cách ly phòng ngừa thích hợp cho từng đối tượng thì có thể không chế được nguồn lây.

Tuy nhiên trên thực tế, đây là một việc làm rất khó, nhất là khi có quá nhiều F0, dẫn đến số lượng F1, F2… tăng lên vượt qua khả năng có thể kiểm soát cách ly thì nhiều người có thể nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ dễ lọt ra ngoài cộng đồng.

Lúc này sẽ có sự bùng phát dịch Covid-19 qua con đường lây lan thứ hai là lây lan qua môi trường và thường gọi là lây nhiễm cộng đồng.

Con đường lây nhiễm thứ hai này chỉ xảy ra khi số người nhiễm virus lạc ra ngoài cộng đồng nhiều và nhiệt độ môi trường thích hợp cho virus tồn tại được lâu.

2 lý do Covid-19 lây lan với tốc độ kinh hoàng

Không ít người nghĩ rằng, Covid-19 lây lan bởi độc lực của virus quá mạnh, nhưng thực tế nhận định đó là chưa chính xác.

Mới đây, PGS Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Hội Vi sinh Lâm sàng TP. HCM đã phân tích 2 lý do khiến dịch bệnh này lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn thế giới, khiến nhiều nước đứng trước nguy cơ vỡ trận như hiện nay.

Lý do thứ nhất là SARS-CoV-2 là virus ngoại lai, không có nguồn gốc từ người mà từ động vật hoang dã (dơi). Cấu trúc bộ gen của loại virus này được tiến hóa để rất dễ bám và xâm nhập vào tế bào niêm mạc hô hấp của người, đó là gen giúp virus hình thành nên các gai trên bề mặt mà các nhà chuyên môn gọi là Spike.

Các gai này có cấu trúc phân tử giúp nó bám rất dễ và rất chặt lên trên một loại thụ thể hiện hiện nhiều trên bề mặt của tế bào niêm mạc hô hấp (họng và hô hấp dưới), đó là ACE2 (xem hình).

Sau khi bám vào ACE2, virus rất dễ hòa nhập phần vỏ đã bám dính vào màng của tế bào niêm mạc, xâm nhập vào bên trong tế bào để phóng thích chất liệu di truyền của nó là RNA vào bên trong tế bào rồi nhân bản thành các virus mới để được phóng thích ra ngoài xâm nhập vào các tế bào mới.

Thứ hai, SARS-CoV-2 có một khiếm khuyết trên bộ gen của nó, và chính sự khiếm khuyết này đã làm cho virus sau khi xâm nhập vào tế bào niêm mạc hô hấp lại không nhân bản nhanh như các virus SAR-CoV gây SARS hay MERS-CoV gây viêm phổi cấp tính Trung Đông hay H5N1, chúng nhân bản khá chậm.

Điều này khiến Covid-19 có thời gian ủ bệnh tương đối lâu, có khi lên đến 14 ngày, thậm chí 21 ngày mới phát ra các triệu chứng. Hơn nữa, do quá trình nhân bản diễn ra chậm nên có khá nhiều người nhiễm virus mà không triệu chứng (thống kê cho thấy khoảng 51% người nhiễm không có các triệu chứng như thông thường), chưa kể một số khác triệu chứng rất nhẹ, khó chẩn đoán.

Vì thế, có rất nhiều trường hợp người nhiễm bệnh ở trong cộng động, khiến cho dịch bệnh âm thầm lây lan ra ngoài đến một lúc nào đó bùng phát dịch và thành đại dịch nếu không có những ứng phó kịp thời.

Phong Vũ

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/chuyen-gia-phan-tich-2-ly-do-covid-19-co-the-lay-lan-voi-toc-do-kinh-hoang-28983/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY