12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Chuyên gia tiết lộ đặc điểm khiến biến thể Delta của COVID-19 trở nên kinh khủng hơn

Lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, biến thể Delta rất dễ lây lan của COVID-19 hiện đã đột biến để tạo thành một chủng siêu lây nhiễm khác Delta Plus.

Trong một nghiên cứu gần đây, các chuyên gia tiết lộ rằng hai biến thể COVID-19 này ít bị trung hòa bởi các kháng thể từ các cá nhân bị nhiễm và được tiêm chủng so với virus ban đầu, khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn và góp phần vào sự lây lan nhanh chóng trên toàn cầu

Biến thể Delta còn được gọi là dòng coronavirus B.1.617.2 xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 2020 và sau đó lan rộng ra toàn cầu trong một khoảng thời gian ngắn.

Biến thể Delta rất dễ lây lan của COVID-19 hiện đã đột biến để tạo thành một chủng siêu lây nhiễm.

Biến thể này là nguyên nhân gây ra đợt coronavirus thứ tư dữ dội đã tàn phá đất nước chúng ta từ cuối tháng 4 đến nay, đặc biệt tại các tỉnh thành phía nam.

Ngoài Delta, các biến thể phụ của Delta Plus đã được quan sát thấy ở nhiều nơi trên thế giới mang các đột biến bổ sung có thể khiến chúng nguy hiểm hơn.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Reports, các nhà nghiên cứu đến từ Đức đã chỉ ra rằng, cả hai biến thể Delta và Delta Plus của coronavirus đều có khả năng lây nhiễm sang các tế bào phổi với hiệu quả cao hơn so với chủng virus ban đầu (virus lưu hành trong thời kỳ đầu của đại dịch).

Theo các nhà nghiên cứu, biến thể Delta COVID được phát hiện có khả năng xâm nhập vào các tế bào phổi tốt hơn so với virus ban đầu và cũng có thể kết hợp các tế bào phổi bị nhiễm bệnh với các tế bào không bị nhiễm. Điều này cho phép biến thể này lây lan rộng rãi và lây nhiễm sang nhiều người hơn.

Arora Prerna, nhà khoa học tại Trung tâm German Primate Center ở Gottingen, Đức nói: "Có thể tưởng tượng rằng bằng cách kết hợp các tế bào trong đường hô hấp, biến thể Delta có thể lây lan hiệu quả hơn và gây ra nhiều thiệt hại hơn. Điều này góp phần vào quá trình nghiêm trọng hơn của COVID-19".

Hơn nữa, một trong bốn kháng thể (bamlanivimab) được sử dụng để điều trị COVID-19 không có hiệu quả chống lại Delta, và Delta Plus thậm chí còn kháng lại hai kháng thể điều trị (bamlanivimab và etesevimab).

Các kháng thể được tạo ra khi tiêm vaccine BioNTech-Pfizer và Oxford-AstraZeneca cũng kém hiệu quả hơn đối với Delta và Delta Plus so với virus ban đầu.

Tương tự, các kháng thể được tạo ra khi tiêm vaccine BioNTech-Pfizer và Oxford-AstraZeneca cũng kém hiệu quả hơn đối với Delta và Delta Plus so với virus ban đầu.

Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả của nghiên cứu phù hợp với nhận xét rằng tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 bảo vệ hiệu quả khỏi sự phát triển của bệnh nặng sau khi nhiễm biến thể Delta, nhưng thường không ngăn chặn được hoàn toàn sự lây nhiễm.

Trong bối cảnh bảo vệ hiệu quả chống lại bệnh nặng và tử vong, mục tiêu tiếp tục là tỷ lệ tiêm chủng cao. Điều này giúp ngăn hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải trong trường hợp gia tăng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và các virus có liên quan chặt chẽ trong những tháng mùa đông.

Xem thêm: Phương pháp mới giúp ngăn ngừa cục máu đông liên quan đến COVID-19 và cách phát hiện người có nguy cơ cao nhất

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/chuyen-gia-tiet-lo-dac-diem-khien-bien-the-delta-cua-covid-19-tro-nen-kinh-khung-hon-32446/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY