Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia y tế đề nghị phạt nặng người vô ý thức đổ ra đường giữa dịch bệnh

Theo chuyên gia, tâm lý chủ quan rồi đổ ra đường trong những ngày thực hiện cách ly xã hội của nhiều người là hành động đáng lên án và phải phạt thật nặng.

Hôm nay đã là ngày thứ 9 Việt Nam cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Phần lớn người dân đều nghiêm túc thực hiện khuyến cáo của cơ quan chức năng; hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, tất cả các dịch vụ không cần thiết đều đóng cửa.

Tuy nhiên, khoảng 2-3 ngày gần đây, “kỷ luật” trên đang dần mất đi. Khắp nơi, đường phố trở nên đông đúc hơn, người người đổ ra đường nhiều hơn. Tâm lý chủ quan này đang gây ra mối đe dọa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Nguy hiểm hơn là khi một số ca nhiễm virus corona ở Việt Nam hiện chưa xác định được nguồn lây nhiễm.

Theo ông Vũ Mạnh Cường – Phó Vụ trưởng, Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khuyến cáo người dân không được chủ quan, tất cả các cấp chính quyền cũng vậy.

Hiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc người dân ra đường lúc này là không thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ. “Đây là điều đáng tiếc, các cấp chính quyền nên có những biện pháp mạnh mẽ hơn, qua đó vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu và không chủ quan”, ông Cường nói.

Chung quan điểm, ThS.BS Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyên mọi người nên thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Chính phủ. Hiện có người tâm lý chủ quan, sau một vài ngày cách ly xã hội tốt lại đổ ra đường.

Để giải quyết vấn đề này, theo bác sĩ Hà, cơ quan chức năng nên có những biện pháp mạnh tay hơn nữa. Song song với việc tuyên truyền, nhắc nhở, phạt tiền có thể có những biện pháp khác, thậm chí phạt thật nặng những người có tâm lý chủ quan, coi thường dịch bệnh. Có như vậy mới đủ sức răn đe.

Người dân nên hiểu rõ và yên tâm rằng, việc cách ly là đảm bảo an toàn cho chính họ. Để đi đến quyết định cách ly Chính phủ, các chuyên gia phải nghiên cứu, tính toán rất kỹ với nhiệm vụ cao nhất là bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Do vậy chúng ta cần bình tĩnh, tin tưởng, không chủ quan. Còn cách ly trong bao lâu, có kéo dài thời gian hay không còn phụ thuộc rất nhiều tình hình dịch bệnh.

Ca nhiễm cộng đồng, khó xác định nguồn lây

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 8/4, PGS. TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thực tế ở nước ta hiện có những trường hợp lây lan trong cộng đồng, nhưng lại rất khó để xác định nguồn lây.

Trước đây có thể khẳng định chính xác nguồn bệnh từ ca bệnh nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn này thì rất khó phát hiện, hơn nữa sẽ tốn rất nhiều công sức nếu chỉ tập trung vào đó.

Ông Phu khuyến cáo, thời gian tới, song song với biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch, tất các địa phương cần tăng cường rà soát, sàng lọc và kiểm tra, qua đó phát hiện những ca bệnh mới (nếu có). Để từ đó nhanh chóng tập trung khoanh vùng, dập dịch sớm, không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.

Người dân cũng cần tuyệt đối tuân thủ việc cách ly, giãn cách xã hội. Đây là biện pháp rất quan trọng, ngăn người bệnh tiếp xúc với người lành, tránh việc lây nhiễm bệnh.

“Giãn cách xã hội là vô cùng quan trọng. Việt Nam đã và đang làm rất quyết liệt, quán triệt ngày từ khi số ca bệnh trong cộng đồng chưa cao. Tuy nhiên, việc giãn cách phải làm quyết liệt triệt để tất cả các nơi, các địa phương, chứ không thể nơi này làm, nơi kia không quyết liệt. Bởi hiện chúng ta không biết đâu là ổ dịch, không biết ai là người mang mầm bệnh”, ông Phu nói.

Tính tới 6h ngày 9/4, Việt Nam ghi nhận 251 ca mắc COVID-19, trong đó, 126 trường hợp khỏi bệnh, đủ điều kiện xuất viện.

Theo VTC News

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/chuyen-gia-y-te-de-nghi-phat-nang-nguoi-vo-y-thuc-do-ra-duong-giua-dich-benh-169826.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY