Sinh ra như mọi đứa trẻ khác, bé Q.H.V (Thái Bình) nặng 2,8kg. 5 tháng tuổi, bé được 5kg. Bé hoàn toàn bình thường.
Nhưng mọi sự bất thường đã xảy đến sau đó. Bé không tăng lạng nào nữa, không nhích lên cm chiều cao nào nữa.
Chị Q.T.T - mẹ bé - bế con đi khám dinh dưỡng. 6 tháng sau, V vẫn không lớn hơn tẹo nào. Đi khám lại, trớ trêu là mọi thứ của em bình thường. "Đằng đằng 3 năm liền tôi cho con uống Thu*c, sữa theo đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng thì bé lên được đúng 2 lạng"- chị T nói.
11 tuổi, bé v chỉ cao như đứa trẻ 4-5 tuổi. nhưng đó cũng là "cuộc cách mạng" với cô bé tí hon từng sống 10 năm nhưng chỉ như trẻ 1 tuổi.
V lên 5 tuổi chỉ như đứa trẻ 1 tuổi, không thể tự làm vệ sinh cá nhân thường nhật như trẻ cùng lứa. Đi đâu, chị T cũng phải bế con. Mọi người gọi bé là "người chim". Chị cho con đi học mẫu giáo, vẫn phải mang theo bỉm để cô giáo thay hộ. 10 tuổi, V được mẹ "gửi" cho ngồi nhờ lớp 1 cùng với em trai. Mẹ em muốn con gái cả được hoà đồng.
Dù thích đi học, thích hát, thích kể chuyện, nhưng v cũng sợ hãi chuyện thành tâm điểm chú ý mỗi khi xuất hiện vì sự khác biệt ngoại hình. mọi người chỉ trỏ, động chạm, "bẹo má" cô bé ấy. chính vì vậy, mỗi khi có bạn bè đến chơi, chị v đều phải dặn trước để tránh làm bé tủi thân.
Khám mãi không ra bệnh con, chị v có lúc nản. đầu năm 2019, khi ấy bé 10 tuổi, xót con mãi không lớn, chị đánh cược lên bệnh viện nhi trung ương khám thử một lần xem sao. may thay, đúng thầy, đúng Thu*c, bắt đúng bệnh, cơ thể con gái chị đã có "cuộc cách mạng".
TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết-Chuyển hóa-Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết lúc đến khám, bé T đã 9 tuổi 5 tháng nhưng chỉ dài 79cm, nằm gọn kích thước đo chiều cao của trẻ 2 tuổi, chỉ nặng 9kg. Kết quả chụp cắt lớp MRI cho thấy tuyến yên nhỏ, tuổi xương chỉ tương đương trẻ 20 tháng.
Trẻ được chẩn đoán bị suy tuyến yên, được chỉ định bằng Thu*c hormone tăng trưởng. Bệnh của trẻ cần điều trị bằng Thu*c kiên trì, tối nào cũng phải tiêm Thu*c. Các y bác sĩ đã hướng dẫn chị cách tự tiêm cho con.
Kết quả sau 12 tháng, bé tăng được 18 cm và tới nay, sau gần 2 năm tăng được 29 cm. Cùng với chiều cao, V cũng tăng trưởng cân nặng, từ 9 kg vào đầu năm 2019 thì hiện đã nặng 19 kg, cao 108 cm.
Đưa con tới bệnh viện nhi trung ương tái khám chiều qua, 17/12, chị t hạnh phúc vì con gái đã cao lớn như một em bé 4 - 5 tuổi. bs dũng cho rằng đây là sự khác biệt rất lớn sau 2 năm điều trị.
TS Vũ Chí Dũng khẳng định ngoài việc cơ thể nhỏ bé, bé V hoàn toàn phát triển trí não bình thường.
Tăng chiều cao, cân nặng, v vui, mẹ em cũng vui. trước mỗi bữa cô bé chỉ ăn được một thìa cơm nhưng giờ thì đã được một bát đầy. bé đã tự đánh răng, rửa mặt và vệ sinh cá nhân như bình thường. v bộc lộ nhiều sở thích, nhưng cô bé tuổi teen ấy vẫn giữ nỗi ám ảnh, cực ghét ai... "chê còi".
BS Dũng khẳng định ngoài việc cơ thể nhỏ bé, bé V hoàn toàn phát triển trí não bình thường. Do đó, vị bác sĩ này đề nghị làm một giấy chứng nhận để bé được đi học lớp 1 bình thường vào năm học tới; chứ không chỉ “ngồi nhờ” lớp như vừa qua.
Theo TS Dũng, trong 100% trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao (nghĩa là bị thấp), 90% là thấp bình thường, khoảng 10% những trường hợp có chiều cao thấp là do bệnh lý, cần phát hiện sớm điều trị kịp thời để trẻ có thể đạt chiều cao gần như trẻ bình thường.
Có rất nhiều bệnh lý có thể khiến trẻ không phát triển được: Dinh dưỡng; Nội tiết (như thiếu hụt GH -hormone tăng trưởng đơn thuần hoặc kết hợp thiếu nhiều hormone tuyến yên, suy giáp bẩm sinh, hội chứng Cushing, dậy thì sớm, suy cận giáp); Các hội chứng bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung; Các bệnh về xương; Các bệnh mạn tính/các bệnh chuyển hóa; Các khối u và hậu quả muộn của điều trị ung thư , do Thu*c…
Trong đó, các hội chứng bẩm sinh có thể kể đến là bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Turner, Down), các hội chứng khác (Noonan, Russell-Silver), các khuyết tật bẩm sinh khác/chậm phát triển tinh thần..
Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị khoảng 400 trẻ, chủ yếu thiếu hormone tăng trưởng. BS Dũng cho hay, phát hiện trẻ mắc bệnh này không hề dễ. Mới đầu trẻ chưa bộc lộ rõ, nhiều gia đình đưa con đi khám nhiều nơi mà không ra bệnh. Khi đã phát hiện, nguyên tắc điều trị là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh, không điều trị Thu*c để tăng chiều cao.
"Với trẻ thấp chiều cao do bệnh lý không thể chỉ đánh giá qua 1-2 tháng, cần theo dõi ít nhất 6 tháng. Muốn phát hiện sớm tình trạng bệnh lý, cha mẹ cần chú ý việc theo dõi chiều cao của con. Nếu trong 1 năm trẻ không lớn thêm được 4cm là không bình thường", TS Dũng nhấn mạnh.
Chủ đề liên quan:
10 tuổi 2 tuổi bệnh viện nhi trung ương cô bé người chim thiếu hormone tăng trưởng