Gặp bé h.v (sn 2009) tại khoa nội tiết – chuyển hóa – di truyền, bệnh viện nhi trung ương, cháu bé bẽn lẽn khi gặp người lạ. mẹ con bé v đang chuẩn bị bắt xe về quê sau một đợt điều trị. cô bé đã cao hơn 29cm sau gần 2 năm điều trị, đây là điều vui mừng và cũng là hạnh phúc của cả gia đình bé.
Chia sẻ về căn bệnh khiến con gái mặc cảm nhiều năm nay, chị Quách Thị Thược (mẹ bé V) cho biết, khi sinh ra cháu được hơn 2kg, đến 5 tháng cháu được 5kg, nhưng đến tháng thứ 9 cháu không tăng thêm được gam nào. Chị cho con lên Hà Nội khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị suy dinh dưỡng, 6 tháng sau khám lại. Đúng hẹn, chị cho con tới khám, bác sĩ kết luận cháu không mắc bệnh gì, nhiễm sắc thể bình thường, không tìm ra nguyên nhân.
Cô bé tí hon đã cao thêm 29cm sau gần 2 năm điều trị |
Gần 3 năm sau, chị thược cho con uống Thu*c và sữa, khi đi khám lại, cháu bé chỉ tăng 200g và có thể tăng do mặc quần áo. chị lại cho con tới bệnh viện nhi trung ương khám nội tiết, sau khi xét nghiệm máu, nhiễm sắc thể của cháu vẫn được xác định bình thường. chán nản, nên chị thược không cho con tiếp tục đi khám nữa.
Hơn 9 tuổi mà chiều cao và cân nặng của bé v chỉ như trẻ 1 tuổi nên đi đâu cha mẹ cũng phải bế. sinh hoạt của bé không tự phục vụ được, người lớn phải làm thay. mỗi bữa, cháu chỉ ăn được 1 thìa cơm, nên không thể đến trường như bạn bè cùng trang lứa. lên 5 tuổi bé đi học mẫu giáo. khi em của v vào học mầm non (lớp 3 tuổi), bé quay lại học cùng với em (người em này sinh ra bình thường). vì là người “tí hon” nên bé rất tự ti, đến lớp hầu như không nói chuyện, nhưng về nhà em lại ríu rít kể chuyện cho mẹ nghe. “cháu chỉ bé nhỏ nhưng trí tuệ vẫn bình thường”, chị thược âu yếm vuốt tóc con nói.
TS Vũ Chí Dũng đang trò chuyện với hai mẹ con chị Thược |
Khi em V đến tuổi đi học lớp 1, chị Thược xin cho con vào học cùng em. “Nhìn thấy cháu, lúc đầu thầy hiệu trưởng không nhận, nhưng sau thầy lại nhận vì để con hòa đồng. Nhưng đến nay con vẫn học lớp 1, không lên được lớp 2”, chị Thược tâm sự.
Theo tâm sự của người mẹ, năm 2019, thấy con sắp bước vào tuổi dậy thì mà vẫn nhỏ bé như đứa trẻ 1 tuổi, chị lại cho con lên bệnh viện nhi trung ương khám. tại khoa nội tiết – chuyển hóa – di truyền qua chụp chiếu, làm các xét nghiệm, cháu bé được chẩn đoán mắc suy tuyến yên toàn phần.
Ts. vũ chí dũng, trưởng khoa nội tiết – chuyển hóa – di truyền cho biết, bé h.v bị suy tuyến yên toàn phần và việc điều trị bằng hooc môn cho bé hoàn toàn có thể giúp bé trưởng thành ít nhất cũng đạt 80 % như các bạn cùng tuổi. mặc dù những bé chậm tăng trưởng về thể chất nhưng chỉ số iq hoàn toàn bình thường. do vậy, nếu tiếp tục kiên trì điều trị thì bé sẽ phát triển bình thường như những đứa trẻ khác..
Sau gần 2 năm điều trị, cháu v đã cao được 109 cm (cao thêm 29cm), nặng hơn 19kg (thêm gần 11kg). “con có chiều cao và cân nặng được như hiện nay, đối với tôi và gia đình là quá mãn nguyện. trước đây mỗi bữa cháu chỉ ăn được 1 thìa cơm, nay đã ăn được 2 lưng bát”, chị thược xúc động nói.
Ts dũng cho biết, nếu không điều trị kịp thời, cháu v không có khả năng dậy thì. với kết quả điều trị hiện tại, cháu có nhiều hy vọng dậy thì trong tương lai. ước mơ của cô bé 11 tuổi h.v là có chiều cao để sau này làm công an.
Chị thược làm thợ may, những ngày nông nhàn chồng chị đi làm thuê để kiếm sống. cháu v còn phải điều trị nhiều năm nữa, mỗi tháng tiền Thu*c trừ bảo hiểm y tế chi trả, còn phải mất 1,6 triệu đồng. để điều trị lâu dài là điều khó khăn đối với gia đình chị thược. nhưng người mẹ trẻ rất quyết tâm “dù khó khăn chúng tôi cũng cố gắng chữa bệnh cho cháu”.
Theo ts.vũ chí dũng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ như suy dinh dưỡng, bị các bệnh lý dị tật bẩm sinh, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu, suy thận mạn hoặc các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hoóc môn tăng trưởng. trong đó thiếu hoóc môn tăng trưởng là một trong những nguyên nhân quan trọng với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/4000 – 1/10.000 trẻ.
Cô bé ước mơ mình tiếp tục cao hơn nữa để trở thành người bình thường |
Điều trị hóc môn tăng trưởng cho trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại bệnh viện nhi trung ương được tiến hành từ năm 2005. cho tới nay đã có trên 900 trẻ đang điều trị hóc môn tăng trưởng tại đây với các nhóm bệnh do thiếu hóc môn tăng trưởng, turner, prader willi, chậm tăng trưởng so với tuổi thai.
Kết quả điều trị của các bệnh nhân thiếu hóc môn tăng trưởng cho kết quả rất tốt: năm đầu trẻ tăng trung bình 10 -12 cm, năm thứ 2 tăng trung bình 7 – 9 cm, các năm sau đó tăng trung bình 6 cm.
Bs. dũng khuyến cáo việc theo dõi chiều cao của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng của các bố mẹ là rất cần thiết. từ đó giúp cha mẹ biết được chiều cao và tăng trưởng của con có bình thường hay không. ở bất kỳ thời điểm nào thấy trẻ phát triển chiều cao thấp hơn giới hạn bình thường và tốc độ tăng trưởng chậm thì gia đình nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi để xác định chẩn đoán và nguyên nhân.
TS Dũng cũng đặc biệt nhấn mạnh, thời gian gần đây, nhiều cha mẹ ở Việt Nam cũng như nhiều nước, hoặc người Việt sống ở nước ngoài khi con có vấn đề về tăng trưởng, đã mua sản phẩm đóng thành viên của Nhật, bán trên thị trường về cho con uống để “thúc” chiều cao. “Sản phẩm này là Thu*c kích thích, bài tiết hooc môn, tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp ở Nhật và các bác sĩ nói không có bằng chứng khoa học ào để tăng chiều cao. Sản phẩm này chỉ xem như là thực phẩm chức năng”, TS Dũng nói.
Do vậy, ts dũng khuyến cáo: “cần phải điều trị cho trẻ theo đúng nguyên nhân gây ra bệnh chứ không phải cứ tìm Thu*c tăng chiều cao cho trẻ sử dụng".
Khi nào thì trẻ được xem là chậm tăng trưởng chiều cao và đâu là "thời gian vàng" điều trị cho trẻ? ts dũng cho biết, mỗi năm trẻ không cao được 4cm là không bình thường. tuổi được điều trị trung bình là 7,7 tuổi. vì vậy, khi phát hiện con chậm tăng trưởng chiều cao, phụ huynh cần phải cho con đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để lỡ thời gian vàng.
Trần Hằng
Chủ đề liên quan:
2 năm bệnh viện nhi trung ương chiều cao cô bé cô bé tí hon điều trị Điều trị nâng chiều cao Tăng 29cm tí hon