Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Cơ chế của cây Thuốc nam kim tiền thảo trong điều trị sỏi thận

Cây Thuốc nam Kim tiền thảo được xem là một dược liệu có tác dụng rất tốt đối với những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, và còn nhiều tác dụng tuyệt vời khác. Lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, giảm đào thải canxi niệu là cơ chế chính giúp km tiền thảo thể hiện các tác dụng quý giá này.

Lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu

Cây Thuốc nam Kim tiền thảo giúp lợi tiểu, tăng thể tích nước tiểu, làm ức chế sự gia tăng kích thước của viên sỏi, đồng thời bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Một lợi điểm nổi bật của kim tiền thảo là ít tác dụng phụ nên có thể sử dụng điều trị trong thời gian dài.

Kim tiền thảo giúp lợi tiểu (ảnh minh hoạ)

Trong y học cổ truyền, kim tiền thảo cũng được công nhận tác dụng thanh nhiệt lợi niệu và thường được ứng dụng điều trị các chứng bệnh như trừ sỏi, bàng quang tích nhiệt, các chứng tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu vàng sẫm…

Giảm đào thải canxi niệu

Sỏi thận có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên đa số sỏi thận có thành phần là canxi oxalat. Thông qua các nghiên cứu, người ta thấy rằng km tiền thảo làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Điều này giúp canxi được đào thải ra bên ngoài dễ dàng mà không thể lắng đọng tạo thành tinh thể vì chưa đạt đến nồng độ bão hòa.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, kim tiền thảo còn giúp tăng bài tiết citrat niệu, một chất được chứng minh là giúp tăng đào thải oxalat từ đó giảm hình hình thành canxi oxalat, nghĩa là giảm hình thành sỏi thận.

Tạo thuận lợi cho việc bài sỏi ra ngoài bằng cách kháng viêm, kháng khuẩn

Ngoài tác dụng lợi tiểu, và ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể, kim tiền thảo còn tác động gián tiếp đến sỏi thông qua nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mà kim tiền thảo làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống niệu quản và bị đẩy ra ngoài.

Với các cơ chế trên, dược liệu kim tiền thảo được mọi người biết đến như một vị Thuốc quan trọng nhất trong điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu… Dược liệu này nhận được sự quan tâm, nghiên cứu bởi rất nhiều đề tài trong và ngoài nước vì tính ứng dụng điều trị rộng rãi của nó.

Sỏi đường tiết niệu hay sỏi thận rất dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước, tránh ăn mặn và giảm lượng thức ăn giàu oxalat, đạm động vật… thường xuyên sử dụng kim tiền thảo với liều duy trì giúp phòng tránh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hiệu quả.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/co-che-cua-kim-tien-thao-trong-dieu-tri-soi-than-n157344.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY