Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Cô gái 23 tuổi nhập viện, tổn thương tiền ung thư do mắc phải sai lầm khi mặc quần lót: Bạn có đang mặc đúng cách không?

Chỉ vì mắc phải một sai lầm khi mặc quần lót, cô gái đã phải nhập viện do đau bụng, cảm giác nóng rát bên dưới và có nhiều khí hư.

Tờ Sohu đưa tin về trường hợp của một cô gái trẻ tên Tiểu Phương (23 tuổi) vừa nhập viện tại một bệnh viện ở Vũ Hán (Trung Quốc) cách đây không lâu. Cô cho biết: 2 tháng trước cô bắt đầu cảm thấy đau bụng, cảm giác nóng rát bên dưới và có nhiều khí hư.

“Ban đầu, tôi nghĩ đây là dấu hiệu bình thường mà không nghĩ đến tình trạng viêm nhiễm do vệ sinh cá nhân kém, tuy nhiên triệu chứng bệnh của tôi trầm trọng hơn 10 ngày sau đó khiến tôi phải nhập viện", Tiểu Phương cho biết.

photo-1597296891190-1597296891651191668307-0-0-1309-2501-crop-15973135860831917343906.jpeg

Cô gái trẻ nhập viện do vệ sinh V*ng k*n kém.

Tại bệnh viện, bác sĩ đã khám và phát hiện có tổn thương tiền ung thư âm hộ. nguyên nhân là do viêm nhiễm V*ng k*n kéo dài lâu ngày do vệ sinh kém. tiểu phương cũng thú nhận với bác sĩ rằng mình không có thói quen vệ sinh V*ng k*n và thay đồ lót mỗi ngày, cô không ngờ rằng việc lười thay đồ lót thường xuyên lại gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy!

Quần lót với tất, thứ nào bẩn hơn?

Đặt 2 thứ này lên bàn cân, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng tất bẩn hơn đồ lót. Xong thực tế, mùi của tất là do mồ hôi chân tiết ra, thành phần chủ yếu là nước, muối, axit lactic và urê. Ngoài ra, trên đôi tất đã sử dụng sẽ có một số vi khuẩn và tế bào da ch*t. Nếu bạn bị nấm da chân, tất cũng có thể chứa nấm.

Còn quần lót, nhìn có vẻ sạch sẽ nhưng lại chứa rất nhiều vi khuẩn. Quần lót đã qua sử dụng không chỉ chứa vi khuẩn và dịch tiết ở V*ng k*n mà còn dính cả nước tiểu, phân. Các nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng trung bình có khoảng 0,1 gam phân dính trên một chiếc quần lót bẩn. Trong các chất bài tiết này, ngoài một lượng nước nhất định và cặn thức ăn chưa tiêu hóa, còn có các tế bào biểu mô ruột bị rụng và nhiều loại vi sinh vật, bao gồm cả Escherichia coli thông thường và có thể có virus viêm gan A, virus rota, ký sinh trùng,… Cùng các vi sinh vật gây bệnh.

quanchip-1-15241480318021279277680.jpeg

Như vậy có thể thấy, dù tất có mùi hôi, chua nhưng chúng không gây hại vì vi khuẩn có trong tất thường là vi khuẩn cư trú bình thường trên bề mặt cơ thể nên dù có truyền sang các bộ phận khác trên da thì tác động cũng không đáng kể. Ngược lại, các vi sinh vật trên quần lót có thể có khả năng gây bệnh. Vì vậy, trên thực tế, quần lót bẩn và có hại hơn tất.

Phụ nữ nên giặt đồ lót bao lâu một lần?

Phụ nữ nên giặt đồ lót hàng ngày, kể cả trong mùa đông. Vì quần lót có thể bị dính chất thải của cơ thể hoặc vi khuẩn gây bệnh. Vào mùa hè hoặc khi bạn ra nhiều mồ hôi khi vận động, hãy thay quần lót sạch 2 lần trong ngày. Mặc dù nhiệt độ thấp hơn vào mùa đông và bạn đổ mồ hôi ít hơn nhưng cơ thể vẫn diễn ra các hoạt động trao đổi chất hàng ngày, vì vậy bạn phải giặt quần áo lót hàng ngày.

Thay mới đồ lót bao lâu một lần thì tốt hơn?

Nhiều chị em đợi đến khi quần lót ố màu, bạc màu hoặc bị rách thì mới thay, nhưng sự thật là bạn nên thay chúng thường xuyên hơn. Trang tạp chí dành cho phụ nữ của Mỹ - Good Housekeeping khuyên chị em phụ nữ nên thay đồ lót sau mỗi 6 tháng, nhiều nhất là 1 năm vì lý do vệ sinh.

what-are-boy-shorts-for.jpeg

Làm thế nào để làm sạch đồ lót đúng cách?

Thông thường, bạn nên ngâm đồ lót trong bột giặt trước, sau đó mới giặt. Không nên giặt chung đồ lót với những quần áo khác trong máy giặt vì sẽ gây mất vệ sinh cho những món đồ đó. Cần phải phơi khô đồ lót ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng.

Chúng ta nên chọn đồ lót như thế nào:

- Chất liệu nên là cotton:

Theo The Healthy, chất liệu lý tưởng nhất của quần lót nên là cotton thoáng mát, co giãn tốt. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Sản phụ khoa cho thấy rằng, việc mặc đồ lót không phải bằng chất liệu cotton có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nấm men. Các loại vải tổng hợp như polyester và ren có thể gây hại cho sức khỏe *m đ*o của bạn vì có xu hướng gây nóng, ẩm, kích thích da và tạo môi trường cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và sinh sôi.

- Kích thước

Không nên chọn đồ lót quá chật, nếu không sẽ dễ cọ sát quá mức với hậu môn và âm hộ, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đường sinh sản.

tải xuống.jpeg

- Màu sắc

Nên chọn màu trắng tinh để dễ quan sát màu sắc của dịch *m đ*o, nếu thấy có màu vàng hoặc màu đỏ dù không trong kỳ kinh nguyệt thì chị em cần cảnh giác và đi khám bác sĩ phụ khoa.

Nguồn: Sohu, Popular Science China, CCTV Life Circle

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-gai-23-tuoi-nhap-vien-ton-thuong-tien-ung-thu-do-mac-phai-sai-lam-khi-mac-quan-lot-ban-co-dang-mac-dung-cach-khong-202105022026146.chn)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY