Ngày 8/2, bác sĩ Phan Thái Hảo (Trưởng khoa Nội tim mạch - Lão học, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp TP HCM) cho biết bệnh nhân được bạn đưa vào viện lúc 2h ngày 5/2. Các xét nghiệm không ghi nhận tình trạng tăng/hạ đường huyết, không có rối loạn điện giải; chụp CT sọ não thấy bình thường, bệnh nhân không bị yếu liệt hay tê các dây thần kinh do đột quỵ não. Kết quả đo điện tâm đồ, chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm bụng... cũng không thấy bất thường.
Người đưa bệnh nhân vào viện cho biết trước khi hôn mê cô gái có dùng "Thu*c", có thể là chất kích thích, song không rõ loại. Kết quả xét nghiệm nước tiểu người bệnh tìm 5 chất gây nghiện thường gặp (opiate, codein, morphin, C*n sa, amphetamine) lại âm tính. Đồng tử cô gái co nhỏ chỉ còn 1-1,5 mm, đáp ứng rất ít với ánh sáng (bình thường là 2-4 mm trong ánh sáng và 4-8 mm trong bóng tối).
Theo bác sĩ hảo, có nhiều nguyên nhân dẫn đến co đồng tử, gồm nhiễm độc opioid (nhóm thu*c phi*n, m* t*y, chất gây nghiện); ngộ độc clonidine (thành phần thu*c trừ sâu); xuất huyết cầu não; thoát vị não với chèn ép cầu não; do tuổi già... ở bệnh nhân này, các nguyên nhân gây co đồng tử khác ngoài nhiễm độc opioid đã được loại bỏ. đồng thời, một số chất gây nghiện thường gặp không tìm thấy ở người bệnh, nhưng vì không thể xét nghiệm tất cả loại thu*c và một số thu*c gây nghiện mới chưa có trong danh mục, nhưng triệu chứng người bệnh là điển hình của tình trạng ngộ độc m* t*y. do đó, bác sĩ nghi ngờ người bệnh dùng m* t*y quá liều.
Bệnh nhân được tiêm ba ống Thu*c giải độc M* t*y là naloxon, vẫn chưa tỉnh lại. Sau khi tiêm thêm naloxon, bệnh nhân bắt đầu đáp ứng Thu*c. Khi điều dưỡng đặt ống sonde vào mũi, chuẩn bị rửa dạ dày thải độc bệnh nhân thì cô gái bị kích thích đau và có phản ứng nôn ói, tỉnh dậy lấy tay gạt không cho điều dưỡng thao tác.
Hôm sau, cô gái tỉnh táo, đi lại bình thường, xuất viện, cho biết không nhớ đã xảy ra chuyện gì. bác sĩ hảo nhận định cô gái bị ngộ độc m* t*y, hồi phục nhờ được tiêm thu*c giải độc đủ liều. nếu không được phát hiện và đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể nguy hiểm tính mạng.
Thu*c lắc và hàng đá giấu trong túi kẹo chocolate được gửi từ pháp về tp hcm trong một vụ án m* t*y hồi tháng 8/2021. ảnh: cục hải quan tp hcm
Rượu, Thu*c lá, Thu*c lá điện tử, chất kích thích đường hít (dạng keo, chất xông hơi), Thu*c gây ngủ (LSD, PCP, mescaline, nấm), C*n sa (bồ đà), cocaine, morphin, methamphetamines, heroin... là những chất gây nghiện thường gặp nhất hiện nay, theo bác sĩ Hảo. Chúng gây nghiện ngay sau một lần sử dụng và để lại nhiều tác hại nặng nề. Cụ thể:
Về thể chất, ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc Thu*c... M* t*y có thể gây các tai biến như co giật, xuất huyết dưới màng nhện, đột quỵ, hạ huyết áp, phù phổi cấp, hạ nhiệt độ. Nếu nạn nhân mất ý thức, hôn mê kéo dài sẽ dẫn đến T* vong vì viêm phổi. Thậm chí, người bệnh có thể bị suy giảm hô hấp, thở chậm, ngừng thở, ch*t nhanh trong vài phút sau tiêm, hoặc 1-4 giờ sau uống M* t*y.
Về tâm lý, M* t*y làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào M* t*y thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là sử dụng M* t*y, họ có thể làm nhiều hành động vi phạm pháp luật để thỏa mãn cơn nghiện.
"Lứa tuổi thanh thiếu niên thường hay sử dụng M* t*y, nam nhiều hơn nữ", bác sĩ Hảo nói. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), rượu, C*n sa và Thu*c lá là những chất được tuổi vị thành niên sử dụng phổ biến, 50% học sinh lớp 9 đến 12 từng sử dụng C*n sa. Nhóm thanh thiếu niên sử dụng các chất gây nghiện vì nhiều lý do, gồm thể hiện sự từng trải hoặc để được là một phần của một hội nhóm; tìm kiếm trải nghiệm mới và thách thức; để giảm đau; giảm stress hoặc các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần (ví dụ, trầm cảm, lo lắng); hoặc tìm kiếm cảm giác tỉnh táo và minh mẫn trong học tập và làm việc...
Bác sĩ cũng chỉ ra những biểu hiện đặc trưng của người nghiện M* t*y, bao gồm thay đổi thất thường giờ giấc sinh hoạt, thức khuya, đêm ngủ ít, ngày ngủ nhiều, dậy muộn. Đặc biệt, người nghiện M* t*y thường đi lại có quy luật, ví dụ, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định, dù đang bận việc gì cũng tìm cách để đi khỏi nhà. Thêm nữa, họ thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với người khác, kể cả người thân, bạn bè.
Người nghiện thường mang tâm trạng lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, hay nói dối, hoặc có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây. Trong túi quần, áo, cặp, phòng ngủ thường có giấy bạc, Thu*c lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm kim tiêm, uống Thu*c, Thu*c phi*n, gói nhỏ heroin. Những người đã nghiện dài ngày hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân. Nếu còn đi học thì thường đi học muộn, trốn học, bỏ giờ học (thường vào giờ nhất định), ngồi trong lớp hay ngủ gật, học lực giảm sút nhanh. Nhiều người có giấu kim tiêm trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở bẹn, ở cổ...
Bác sĩ khuyến cáo người nhà cần gần gũi, làm bạn với con để phát hiện và can thiệp khi trẻ có những dấu hiệu bất thường. Cha mẹ nên thảo luận công khai về mối nguy hại của các chất gây nghiện; khuyến khích trẻ đã vướng vào chất gây nghiện tìm đến sự trợ giúp y tế.