Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Có nên dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh?

Dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ thoải mái, mát mẻ.

Có nên dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Đa số các bố mẹ đều tin rằng cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém nên tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày, quấn tã hay ủ nhiều lớp chăn để cơ thể con không bị lạnh, vì vậy đã không dám dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh mùa hè.

Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, vì trẻ sinh khỏe mạnh, đủ tháng và nặng từ 3,5 kg trở lên đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Cơ chế điều tiết thân nhiệt của trẻ cũng đã hoạt động để bé có thể ngủ ngon và an toàn ở cùng một nhiệt độ phòng như người lớn. Ngược lại, nếu cha mẹ ủ quá ấm, đắp nhiều chăn sẽ không có lợi mà còn khiến bé gặp nguy hiểm hơn.

Nhưng nếu trẻ sinh non, cân nặng dưới 3,5 kg thì tốt nhất cha mẹ hãy đợi đến lúc trẻ 1 - 2 tháng, tùy theo sự phát triển của bé rồi mới cho con dùng điều hòa.

Lưu ý: vì khi dùng điều hòa, phải đóng kín cửa, không khí bị khóa lại bên trong. nhưng với trẻ nhỏ, việc lưu thông không khí lại rất quan trọng. do đó, khi dùng điều hòa cha mẹ nên bật quạt thông gió để tạo sự thông thoáng không khí trong phòng.

Dùng điều hòa cho trẻ đúng cách

Đảm bảo nhiệt độ phòng thoải mái

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dù chỉ với sự thay đổi nhiệt độ rất nhỏ. nhiệt độ ở mức cực đoan (quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến trẻ không yên giấc và cảm thấy khó chịu). để tránh những trường hợp này, hãy duy trì nhiệt độ phòng ở mức phù hợp tùy thuộc vào nhiệt độ thời tiết bên ngoài. bác sĩ, tiến sĩ nhi khoa saroja balan (bệnh viện apollo delhi, ấn độ) khuyến nghị duy trì nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh từ khoảng 23 đến 27 độ c.

Các chuyên gia gợi ý đặt hẹn giờ trên điều hòa nhiệt độ trong khoảng thời gian cần thiết để làm mát phòng. nếu điều hòa nhiệt độ nhà bạn không có bộ hẹn giờ, hãy sử dụng đồng hồ báo thức để nhắc bạn. có thể sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ phòng cho chuẩn xác.

Không để luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể bé

Trẻ sơ sinh quá nhỏ để có thể đương đầu với những luồng lạnh trực tiếp từ máy làm mát và điều hòa nhiệt độ và bé có thể bị ốm vì những luồng gió lạnh ấy. mẹ có thể tránh những luồng không khí mát lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể bé bằng cách:

Mẹ phải biết: 5 quy tắc dùng điều hòa để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng - ảnh 2.
chú ý không đặt bé nằm nơi có luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể (ảnh minh họa).

Mặc quần áo dài tay nhưng thoáng mát, đảm bảo tay, chân bé không bị tiếp xúc trực tiếp với luồng gió lạnh từ điều hòa nhiệt độ.

Có thể cho trẻ sơ sinh đi tất cotton mỏng, thoáng trong quá trình ngủ.

Ngoài việc lựa chọn quần áo thích hợp, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc chăn mỏng, nhẹ để đắp cho trẻ nhưng phải đảm bảo chăn được quấn dưới người để không phủ vào mặt trẻ.

Không đột ngột đưa con ra ngoài

Khi đang để trẻ ngồi phòng điều hòa, đừng đột nhiên đưa trẻ ra môi trường bên ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm trẻ bị sốc nhiệt.

Nếu muốn đưa trẻ ra ngoài, hãy tắt điều hòa nhiệt độ, để trẻ tiếp tục ngồi trong căn phòng đó, sự tăng nhiệt độ dần của căn phòng sẽ giúp trẻ dễ thích nghi hơn. khi nhiệt độ trong phòng gần với nhiệt độ ngoài trời, lúc đó mới nên đưa trẻ ra ngoài.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/co-nen-dung-dieu-hoa-cho-tre-so-sinh-55402.html

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/co-nen-dung-dieu-hoa-cho-tre-so-sinh/20210630124253725)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Những tưởng căn bệnh khó chịu này chỉ hoành hành vào mùa đông, vậy mà mùa hè, lượng người khốn đốn vì bệnh cũng không hề giảm.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • (Mangyte) - Đã 1,5 tháng rồi tôi vẫn chưa có kinh trở lại. Tôi đã dùng que thử nhưng không có thai.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY