Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cỏ nhọ nồi cầm máu, trị viêm

Hán liên thảo tên khác cây cỏ mực, cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, mặc hán liên. Hán liên thảo tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ...
Hán liên thảo tên khác cây cỏ mực, cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, mặc hán liên. Hán liên thảo tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận... dùng tươi hoặc sấy khô.

Ở nước ta, Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của hán liên thảo cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (Thu*c chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung... Vị Thu*c này còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương...

Dưới đây là những phương Thu*c thường dùng:

Chi huân ẩm (Thu*c nhức đầu): hán liên thảo 10g, đương quy 12g, xuyên khung 10g, thục địa 12g, thanh hao 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa huyết hư, nhức đầu.

Giảm phì ẩm (Thu*c giảm béo): hán liên thảo 15g, hãm với nước sôi, uống thay trà hàng ngày.

Tiêu khát ẩm (chữa tiểu đường, người gầy mệt mỏi): lư căn tươi 30g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g, nam sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, nữ trinh tử 10g, hán liên thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.

Cánh niên an ẩm (Thu*c cho phụ nữ mãn kinh: phiền táo, nhức đầu, ngủ không ngon giấc...): hán liên thảo 9g, hồng hoa 9g, hoàng cầm 9g, đương quy 9g, xuyên khung 6g, sinh địa 12g, hoa cúc 9g, bạch thược 12g, ngưu tất 9g, nữ trinh tử 9g, lá dâu 9g. Sắc uống ngày một thang.

Thận viêm khang ẩm (chữa viêm cầu thận, viêm thận mạn tính, lưng đau triền miên): hán liên thảo 30g, tiểu kế 30g, xuyên khung 10g, thục địa 10g, đương quy 10g xích thược 15g, bạch thược 15g, bồ hoàng 15g. Sắc uống ngày một thang.

Lợi trọc thang (chữa viêm tiền liệt tuyến): hán liên thảo 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 15g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 12g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, tỏa dương 10g, nữ trinh tử 12g, thổ phục linh 24g, đương quy 6g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống ngày một thang.

Ích khí cố thận thang (thang ích khí bổ thận, chữa xuất huyết tử cung): hán liên thảo 30g, hoàng kỳ 60g, bạch thược 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, nữ trinh tử 15g, thăng ma 6g, phúc bồn tử 15g. Sắc uống ngày một thang.

Chú ý: Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện lỏng, sôi bụng không nên dùng hán liên thảo. Hán liên thảo không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai. 

BS. Hồng hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-nho-noi-cam-mau-tri-viem-20907.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể Tu vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu
  • Các chuyên gia đã “khoanh vùng” 68 khu vực gien gắn liền với sự hình thành tiểu cầu và mở ra phương pháp chẩn đoán, điều trị chứng rối loạn xuất huyết.
  • Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Cầm máu tạm thời là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương.
  • Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương.
  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Tôi bị viêm dạ dày trào ngược (đã nội soi), bác sĩ kê đơn cho Thu*c uống mà không đỡ. Xin hỏi bệnh của tôi phải điều trị như thế nào.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY