Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cơ sở nào để Bộ Y tế cho phép cách ly F0 tại nhà?

(Tổ Quốc) - Tại văn bản số 5599 về giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19, Bộ Y tế đã cho phép rút ngắn thời gian điều trị đối với bệnh nhân F0 không triệu chứng.

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.Hồ Chí Minh

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.Hồ Chí Minh phòng chống dịch COVID-19 đã thông tin đến báo chí xung quanh vấn đề này.

- Việc rút ngắn thời gian điều trị F0 sau đó cho phép cách ly tại nhà được đưa ra dựa trên những cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn nào thưa Thứ trưởng?

Số lượng ca nhiễm ở trên cả nước hiện nay đang có tăng nhanh. Đặc biệt, tại TP.HCM đến nay đã có hơn 16.000 ca mắc. Điều này tạo nên áp lực rất lớn cho công tác thu dung, điều trị các bệnh nhân COVID-19. Trên địa bàn cả nước, chúng ta đang phân cấp điều trị theo 3 tầng, riêng TP.HCM đã nâng lên 1 tầng là 4.

Các bệnh viện dã chiến trên địa bàn TP.HCM, các trung tâm y tế, các bệnh viện được chỉ định điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cũng đều ở trong tình trạng rất nhiều bệnh nhân.

Trong thời gian theo dõi vừa qua, chúng tôi nhận thấy, có khoảng 70-80% trường hợp F0 không có triệu chứng. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra khuyến cáo về giảm thời gian điều trị tại các cơ sở y tế đối với các F0.

Đây chính là những cơ sở để Bộ Y tế ban hành công văn số 5599 gửi các tỉnh thành và hướng dẫn cách ly F0 tại nhà sau thời gian điều trị tại các cơ sở y tế.

- Bên cạnh với một số lợi ích như giảm tập trung quá nhiều trường hợp F0 tại các bệnh viện dã chiến, giảm tải cho hệ thống thu dung điều trị, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh khi được theo dõi tại nhà…việc cách ly F0 tại nhà còn tiềm ẩn những nguy cơ nào thưa Thứ trưởng?

Cách ly F0 tại nhà sau thời gian nằm viện rút ngắn được Bộ Y tế đưa ra dựa trên các căn cứ thực tiễn, khoa học, nhưng vẫn phải đạt tiêu chí tối cần thiết là đảm bảo an toàn cho cộng động.

Theo đó các trường hợp F0 sau 10 ngày được thu dung điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp RT-PCR, nếu kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được chuyển về cách ly tại nhà theo quy định.

Bên cạnh đó, với những trường hợp dương tính nhưng có tải lượng vi rút thấp (giá trị CT>=30) cũng có thể đưa về nhà để theo dõi, điều trị tại nhà vì những trường hợp này khả năng lây nhiễm ra những người xung quanh là rất thấp. Cho nên chúng ta cũng đảm bảo an toàn

Các trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được theo dõi y tế theo quy định. Đối với những trường hợp này Bộ Y tế cũng đưa ra những hướng dẫn, khuyến cáo về tự theo dõi sức khỏe, liên hệ chặt chẽ với các đơn vị y tế; khuyến cáo sử dụng một số loại Thu*c như Thu*c hạ sốt, các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, các loại multivitamin; uống nhiều nước và uống nước nhiều lần trong ngày để giữ ẩm cho hệ thống hô hấp.

Hy vọng, với những khuyến cáo như vậy các trường họp F0 sẽ được tiếp tục theo dõi điều trị, người bệnh khi được gần gũi với gia đình sẽ tạo được tâm lý thoải mái để nhanh chóng khỏi bệnh.

- Ai sẽ là người đánh giá các trường hợp F0 đủ điều kiện điều trị tại nhà thưa Thứ trưởng?

Tất cả các bệnh nhân khi được ra viện, điều trị tại nhà sẽ có số điện thoại đường dây nóng để nhân viên y tế kiểm tra, theo dõi hằng ngày và đến lấy mẫu xét nghiệm theo các quy định. Ngoài ra, hệ thống y tế cơ sở cũng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc theo dõi các trường hợp F0, F1 khi các trường hợp này thực hiện cách ly tại nhà.

- Vừa qua trong thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng hoặc, bệnh nhẹ vẫn có thể thở bình thường, nhưng đã diễn tiến nặng dẫn đến Tu vong. Với việc triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà, yếu tố này đã được xem xét như thế nào thưa Thứ trưởng?

Chúng tôi khuyến cáo khi bệnh nhân ra viện thì không chỉ có xét nghiệm SARS-CoV-2 mà cần phải căn cứ trên một số kết quả xét nghiệm, thông số sức khỏe khác vì chúng ta biết rằng tải lượng vi rút không song hành với mức độ triệu chứng cũng như diễn tiến của bệnh.

Trong thời gian từ 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi nhiễm SARS-CoV-2, nếu xuất hiện các triệu chứng thì có thể diễn tiến nặng rất nhanh. Bộ Y tế khuyến cáo các cơ sở y tế theo dõi sát các trường hợp này trong 10 ngày đầu tiên.

Đối với vấn đề điều trị, Bộ Y tế đã liên tục cập nhật, ban hành các hướng dẫn về điều trị và mới nhất là phiên bản số 5. Với phiên bản này Bộ Y tế khuyến cáo các cơ sở thu dung điều trị cho các trường hợp bệnh nhân không triệu chứng theo dõi 2 thông số là nhịp thở và chỉ số SpO2 kẹp đầu ngón tay để kịp thời phát hiện các trường hợp trở nặng để đưa ra các chỉ định chuyên sâu hơn cũng như nhanh chóng tiến hành điều trị cho bệnh nhân.

Xin cảm ơn ông!

Thế Công (ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/co-so-nao-de-bo-y-te-cho-phep-cach-ly-f0-tai-nha-20210714193818355.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đêm trực lúc 0 giờ, có case chấn thương sọ não. Bệnh nhân nằm đó mê man, máu chảy ra từ mũi, từ lỗ tai, từ mắt. Vết rách da đầu kéo dài từ trán. Chuẩn bị hồi sức tích cực. ..
  • Tại sao con chị nặng thế này rồi mà giờ mới chịu đưa cháu đến bệnh viện”, câu hỏi của em sinh viên thực tập đã làm chị bật khóc.
  • Sau khi báo Sức khỏeĐời sống mở diễn đàn “Quyền được ch*t”, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của bạn đọc và cả những thầy Thu*c quan tâm đến vấn đề này.
  • Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ các bác sĩ làm chuyên môn, nhà quản lý, những người làm luật… xung quanh đề xuất của Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, bổ sung “Quyền được Ch?t” vào Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi). Vậy nhìn từ góc độ người bệnh, họ nghĩ sao về đề xuất này....?
  • BHXH Việt Nam và Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp bàn giải pháp phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình ở cấp xã và sửa đổi một số nội dung của Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC.
  • Dưới đây là những sự kết hợp nguy hiểm giữa Thuốc và thực phẩm nên bạn cần tránh:
  • Bé N. được mẹ đưa đến trung tâm y tế trong tình trạng bị nhiễm khuẩn da toàn thân. Nguyên nhân là do bố mẹ của N.
  • Suboxone là loại Thuốc mới, dùng để điều trị cho những người lệ thuộc bạch phiến (heroin) hoặc những loại Thuốc trong nhóm á phiện (á phiện, codein, pethidine, morphine, methadone).
  • Đi đường vào dịp cuối năm thật vất vả, lúc nào cũng đông, đã thế lại có nhiều người phóng nhanh vượt ẩu...Nhưng lạ làm sao, rắc Thuốc được 3 ngày rồi mà vết thương vẫn nhức nhối, tấy đỏ dù miệng khô?
  • Trẻ em tuổi mẫu giáo, tiểu học hầu hết chưa ý thức được cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen rất thích ăn quà vặt với hàm lượng đường cao. Vì thế, theo các kết quả nghiên cứu, tỉ lệ trẻ 6 tuổi bị sâu răng bao giờ cũng rất “đáng sợ”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY