Khoa học hôm nay

Cơ thể tự vệ trước nóng, lạnh như thế nào?

Bật chợt khi đụng phải vật nóng quá hay lạnh quá, bạn rụt tay lại. Vì sao vậy? Mời bạn cùng tìm hiểu.
Cách cơ thể tự vệ trước nóng, lạnh

Trên thực tế, nhiệt độ cực nóng hay cực lạnh đều gây ra những vết phồng rộp trên da. Thế nhưng bộ não con người lại phản ứng với nhiệt độ cực đoan theo cùng cách giống nhau. Da và các dây thần kinh trong da chịu trách nhiệm về cảm giác sờ chạm. Các nhà sinh học gọi là "somatosensation" thực sự là do một chuỗi nhiều cảm giác gây ra.

Sự nhận biết này nhờ xúc giác, hay còn gọi là sự nhận biết các kích thích cơ học trên da. Còn khả năng tự cảm nhận vị trí và phương hướng của cơ thể, đau thụ cảm (proprioception), là khả năng của cơ thể trước các kích thích nguy hiểm.

Dù kích thích bởi hóa chất hay nhiệt độ, cơ chế đau thụ cảm đều khiến cơ thể cố thoát khỏi. Khi bạn đưa tay vào ngọn lửa, cảm giác nóng kích thích cơ thể rụt tay lại càng nhanh càng tốt.

Nhà thần kinh học Jorg Grandl, Đại học Duke cho biết: "Nguyên tắc căn bản là các dây thần kinh giác quan sắp xếp ở suốt cơ thể bạn có một chuỗi các kênh được kích hoạt trực tiếp do nhiệt độ nóng hoặc lạnh."

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng các kênh này gồm các proteins ẩn trong các vách dây thần kinh có liên quan trực tiếp với kích thích do nhiệt độ. Kênh được biết rõ ràng nhất là TRPV1, chịu trách nhiệm phản ứng với nhiệt độ cực nóng. Bình thường TRPV1 không hoạt động cho đến khi kích thích đạt 42 độ C (hay 107,6 độ F), là mức nhiệt rất nóng. Khi da bạn chạm phải ngưỡng nhiệt độ đó, kênh này được kích hoạt, và sau đó nó tiếp tục kích hoạt toàn bộ hệ thần kinh, tạo ra một tín hiệu truyền tới não với một thông điệp làm bạn la lên: "ối "

Grandl giải thích : "Với cái lạnh, về nguyên lý, cơ chế tương tự này cũng được áp dụng," nhưng do một loại protein khác là TRPM8 phụ trách, khi tiếp xúc với phần nhiệt độ mát và chưa tới mức quá lạnh, gây đau đớn. Đối với kích thích bởi nhiệt độ cực lạnh, thì protein TRPA1 đảm nhiệm.

Các nhà khoa học nhận thấy ba loại protein TRPV1, TRPM8 và TRPA1 kết hợp với nhau giúp da có khả năng nhận biết các mức nhiệt độ và giúp cơ thể phản ứng lại tương ứng. Các protein này có nhiệm vụ báo động để bạn tránh khỏi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

cơ thể còn được bảo vệ trước các kích thích hóa học

Chúng ta đều biết, nhiệt độ không phải là duy nhất kích thích thụ thể, bởi các chất sinh học cũng có thể gây ra kích thích. Chẳng hạn chất TRPV1, vốn được kích hoạt ở nhiệt độ cực nóng, cũng có thể bị kích hoạt bởi chất capsaicin có trong trái ớt cay. Tương tự TRPM8, phản ứng với sự mát lạnh của bạc hà; còn chất TRPA1 được gọi là "thụ thể wasabi" bị kích thích bởi mù tạt.

Tại sao thực vật lại tiến hóa để có những hóa chất có thể kích thích các thụ thể vốn được kích thích bởi nhiệt độ?

Nhà sinh học phân tử Ajay Dhaka, Đại học Washington giải thích rằng: chất capsaicin không gây tác động gì với TRPV1 ở cá, chim hay thỏ, trong khi nó gây phản ứng với cùng thụ thể ở người. Ông nói: "Vì thế, có thể là các loại cây đã tiến hóa với chất capsaicin để khiến một số loài không thể ăn được nó, để nó được yên thân" trong khi vẫn giữ nguyên vị ngon miệng với một số loài khác.

Có lẽ việc các loài cây đã tìm ra một cách để tấn công vào khả năng nhận biết nhiệt độ của cơ thể con người, hay tiến hóa để tạo ra các hợp chất có thể tác động vào cùng các thụ thể gây đau khi bị nóng lạnh.

Sự thật là chúng ta đổ mồ hôi khi ăn ớt xanh không phải vì bất cứ đặc tính vốn có nào của loại ớt này, mà chỉ vì hợp chất capsaicin và sức nóng kích thích các dây thần kinh dưới da và với cả cơ thể theo cùng một cách như nhau.

Như vậy một số loài thực vật đã tận dụng các thụ thể sẵn sàng phản ứng với chất kích thích của cơ thể con người, để tìm ra một mẹo giúp chúng tránh bị ăn sạch ... Tuy nhiên con người đã tìm ra cách để thưởng thức vị nóng khó chịu của ớt cay và hương vị chảy nước mắt của mù tạt wasabi.

Có thể những gì bạn đang cảm thấy là kết quả của hàng triệu năm đấu tranh để tiến hóa giữa thực vật và động vật. Và trong cuộc chiến đó, cho tới giờ, có vẻ như con người đang là phe chiến thắng.

BS. Ninh Hồng

(theo BBC)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/co-the-tu-ve-truoc-nong-lanh-nhu-the-nao-n129341.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY