Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cố tình nhiễm nCoV là ý tưởng đùa với lửa

Mỹ-Một số người dân với tâm lý “ai rồi cũng F0” có ý định chủ động mắc Covid-19 “cho xong chuyện, chuyên gia nói đây là ý tưởng đùa với lửa, có thể dẫn đến hậu quả nặng nề.

"Tại sao không tự nhiễm Omicron rồi khỏi bệnh cho xong? Các triệu chứng rất nhẹ mà. Chúng ta có thể tăng cường miễn dịch nữa", Sandee LaMotte, phóng viên y tế CNN thuật lại lời một người thân trong buổi họp mặt gia đình.

Câu hỏi đến từ "một người đã tiêm đủ vaccine và liều tăng cường, được giáo dục đầy đủ, khiến đám đông quanh bàn ăn nín lặng", LaMotte mô tả.

Tiến sĩ Paul Offit, Giám đốc Trung tâm Vaccine tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, Mỹ, cho biết đây là một ý tưởng "đáng lên án".

"Nó được nhen nhóm như một đám cháy rừng và lan truyền rộng rãi không biết từ lúc nào. Nó đến từ mọi đối tượng, từ những người được tiêm chủng đến hội nhóm chống vaccine. Đề xuất đó thật điên rồ, như đùa với lửa vậy", tiến sĩ Robert Murphy, Giám đốc điều hành Viện Y tế Toàn cầu Havey thuộc Đại học Northwestern, nhận định.

Các chuyên gia nêu rõ 4 lý do vì sao người dân không nên cố tình để bản thân nhiễm nCoV.

Thứ nhất, Covid-19 không chỉ là cơn cảm cúm. Theo ông Murphy, người có triệu chứng nhẹ sẽ trải qua đợt sốt cao, bị đau nhức cơ thể, sưng hạch bạch huyết, đau họng, ngạt mũi. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày.

"Mọi người nói về Omicron cứ như cơn cảm lạnh, nhưng nó không phải. Covid-19 là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng", ông nói.

F0 đã tiêm chủng, từ 65 tuổi trở lên, hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc bệnh nền có nguy cơ cao chuyển nặng sau nhiễm ncov. nghiên cứu công bố ngày 7/1 trên gần một triệu người của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (cdc) mỹ cho thấy, một số bệnh nhân không mắc bệnh nền vẫn có các triệu chứng nghiêm trọng.

"Tôi tiếp nhận một người mắc Covid-19 đã tiêm vaccine và liều tăng cường, không bị bệnh mạn tính như tim, phổi, thận, thần kinh hoặc gan. Người này đang trong viện và rất yếu", ông nói.

Tiến sĩ Offit công nhận người nhiễm Omicron ít nguy cơ phải điều trị trong khu hồi sức tích cực hơn Delta. "Điều này không có nghĩa bạn sẽ không chuyển nặng", ông nói. "Nó chỉ ít nghiêm trọng hơn, nhưng tỷ lệ T* vong chưa bao giờ là 0%. Bạn không nên cố tình nhiễm nCoV".

Bệnh nhân Covid-19 điều trị trong ICU bệnh viện Western Reserve ở Ohio, Mỹ, ngày 4/1. Ảnh: Reuters

Thứ hai,những ca nhiễm nhẹ, Covid-19 vẫn để lại di chứng từ 2 đến 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Tình trạng này gọi là "Covid-19 kéo dài", đặc trưng bởi các biểu hiện như suy nhược cơ thể, khó thở, mệt mỏi nghiêm trọng, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tiêu chảy, tim đập nhanh, đau cơ bụng, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, rụng tóc...

Nghiên cứu cho thấy khoảng 20% người từng mắc Covid-19 vẫn bị mất khứu giác, vị giác kể cả khi đã âm tính virus. Đối với một số người, tình trạng này kéo dài vĩnh viễn.

Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, "covid-19 kéo dài" có thể gây tổn thương phổi, tim, thận và sức khỏe tâm thần, chạm đến ngưỡng khuyết tật theo đạo luật người khuyết tật mỹ và các luật liên bang khác.

"Chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm hiểu về di chứng hậu Covid-19. Khi chưa hiểu kỹ về nó, tôi khuyên các bạn không chủ động lây nhiễm một loại virus tự nhiên. Đây là kiểu virus hoang dã với một số đặc điểm nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Đừng bao giờ cố tình để nhiễm virus tự nhiên", ông Offit nói.

Bên cạnh đó, khi mang mầm bệnh, các f0 có thể lây nhiễm cho trẻ em. đến nay, trẻ dưới 17 tuổi hầu hết chưa tiêm liều thứ ba. đây là đối tượng dễ lây nhiễm ncov từ ông bà, cha mẹ và những người họ hàng không đeo khẩu trang, không tuân thủ hướng dẫn phòng dịch của chính phủ.

Hiện số ca nhiễm ghi nhận ở trẻ em tăng đột biến. dữ liệu của viện nhi khoa mỹ (aap) cho thấy lượng f0 nhỏ tuổi đã vượt xa đỉnh của những đợt bùng phát trong quá khứ.

"tuần từ ngày 29/12 đến 6/1, mỹ ghi nhận hơn 580.000 ca covid-19 là trẻ em", aap cho biết.

Theo CDC, trẻ thường có triệu chứng nhẹ sau nhiễm nCoV, nhưng biến chủng Omicron lan nhanh khiến số người dưới 18 tuổi nhập viện đạt kỷ lục. Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC, cho biết: "Cách tốt nhất để bảo vệ con em là đưa chúng đi tiêm chủng khi đủ điều kiện, đồng thời tiêm vaccine cho bản thân để không làm lây lan virus".

Các chuyên gia cũng cho rằng người chủ động nhiễm nCoV sẽ trở thành gánh nặng đối với hệ thống y tế.

Cuối tuần qua, gần một phần tư bệnh viện của mỹ báo cáo tình trạng "thiếu hụt nhân viên nghiêm trọng". con số lớn hơn bất cứ thời điểm nào khác trong đại dịch. tình trạng thiếu nhân lực dự kiến còn kéo dài vì y bác sĩ tuyến đầu buộc phải cách ly nếu mắc covid-19.

Các khu hồi sức tích cực toàn quốc chỉ còn sức chứa 20%, gần 30% số giường dùng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Bác sĩ buộc phải cắt giảm nhiều ca phẫu thuật tự chọn, giới chức lo ngại hệ thống y tế quốc gia không còn sức làm nhiệm vụ.

"Bệnh viện và y bác sĩ không chỉ ở đó để chăm sóc F0. Họ cần điều trị cho cả trẻ bị đau ruột thừa, bệnh nhân đau tim hay người gặp T*i n*n giao thông", tiến sĩ Ashish Jha, Trưởng khoa Y tế Cộng đồng Đại học Brown, nhận định.

Vì vậy, bệnh nhân Covid-19, đặc biệt những người cố tình nhiễm virus và phải nhập viện sẽ tạo thêm áp lực với đội ngũ y bác sĩ.

Thực tế, ý tưởng chủ động lây nhiễm virus để có miễn dịch đã xuất hiện trước đây. nhiều cha mẹ mỹ từng tổ chức "tiệc thủy đậu" cho con cái mình, để trẻ tiếp xúc với virus từ nhỏ vì triệu chứng bệnh khi lớn sẽ nặng hơn.

"Đây cũng là một việc làm tồi tệ", ông Offit nhận định. Một người thân của ông đã đưa con đến một bữa tiệc thủy đậu. Đứa trẻ sau đó T* vong vì nhiễm virus. "Đừng đùa với Mẹ Thiên nhiên", ông nói.

Thục Linh (Theo CNN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/co-tinh-nhiem-ncov-la-y-tuong-dua-voi-lua-4415336.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY