Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Con bị hoại tử sau khi mẹ đưa đến thầy lang chữa bỏng

Chị U. đưa con bị bỏng nước sôi đến thầy lang điều trị với giá 25 triệu đồng.

Bệnh viện sản nhi nghệ an, cho biết khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng đang chữa trị cho bệnh nhi đ.n.a. (13 tháng tuổi) trú tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, nghệ an, bị hoại tử da do đắp lá Thu*c chữa bỏng.

Con bị hoại tử sau khi mẹ đưa đến thầy lang chữa bỏng - Ảnh 1.

Bé A. măy mắn khi mẹ cháu bé đưa đến viện điều trrị. Ảnh: Ngọc Phạm.

Gần một tháng trước, trong lúc chơi đùa, A. không may bị nước sôi đổ vào người. Phát hiện sự việc, mẹ cháu là chị T.T.U. đã ngâm con trai vào chậu nước để hạ nhiệt.

Khi cởi áo, chị u. phát hiện vùng bụng và ngực con trai bị bong tróc, đỏ tấy. thay vì đưa cháu a. đến bệnh viện, người nhà khuyên chị đưa con trai đến thầy lang chữa bỏng gần nhà để lấy Thu*c.

“khi đưa con đến khám, vị thầy lang cam kết chữa khỏi vết bỏng của bé trong vòng 15 ngày. chi phí chữa trị là 25 triệu đồng”, chị u. cho biết.

Tin tưởng và muốn con nhanh khỏi, chị u. đồng ý chữa trị. bé a. được thầy lang cho Thu*c về đắp vào vết bỏng. ngày thứ 3 điều trị, bé a. xuất hiện tình trạng môi đỏ thâm, sốt cao và tiêu chảy. chị u. cho con vào bệnh viện sản nhi thăm khám.

Bác sĩ chuyên khoa ii thái văn bình, trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng, bệnh viện sản nhi nghệ an, cho biết bé a. nhập viện trong tình trạng vết bỏng bị sưng nề, chảy dịch đục, vùng cổ, ngực, bụng, cẳng tay phải bị phồng rộp nước, có phần hoại tử đen kèm theo chảy mủ hôi, nhiễm trùng nặng.

Sau gần một tháng điều trị, bé A. đã dần bình phục sau 2 lần ghép da. Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi bị bỏng, trước tiên cần cách ly bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, xả vết bỏng dưới vòi nước mát ít nhất 15 phút (tuyệt đối không dùng đá, tránh gây bỏng lạnh).

Việc hạ nhiệt vùng bỏng sẽ giảm sưng, giảm độ sâu của vết thương, giảm nguy cơ gây sốc cho nạn nhân. Nếu có bọng nước, kết vảy, không nên bóc vì dễ gây nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn. Tuyệt đối không xoa dầu, bôi kem đánh răng, trứng gà, mỡ trăn, dầu cá, đắp lá chữa bỏng… lên vùng bỏng.

Theo Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/con-bi-hoai-tu-sau-khi-me-dua-den-thay-lang-chua-bong-202011190806474.htm)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Nếu như không biết tuổi của ông, chắc chắn bất cứ ai khi gặp bác sĩ Bùi Văn Khôi, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội...
  • Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoay quanh trục của nó, làm cung cấp lưu lượng máu đến tinh hoàn giảm hoặc mất hoàn toàn gây đau đớn, bất ngờ thường nặng và sưng.
  • Chữa bỏng bằng mỡ trăn, kem đánh răng, lòng trắng trứng, dầu cá, đổ nước mắm, rắc vôi bột… được xem là bí quyết lận lưng của nhiều người, nhưng nó có thể khiến người bệnh gặp nguy.
  • Bỏng bô xe máy thường nặng hơn các loại bỏng thông thường. Vì vậy chỉ cần xử lý sai cách, khả năng vết thương nhiễm trùng cũng nghiêm trọng hơn.
  • Mọi người gọi ông là “vua chữa bỏng” của xứ Thanh. Ông là Lê Ngọc Bảo, quê ở xã Hoằng Thành, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
  • Việc sơ cứu ban đầu khi bị bỏng hầu như chưa được người dân quan tâm hoặc sơ cứu sai lầm, khiến nhiều bệnh nhân Tu vong hoặc bị di chứng nặng nề.
  • Nhiều đứa trẻ đã trở thành nạn nhân của cách chữa bỏng kiểu dân gian như đổ mực, đổ nước mắm, xát muối để lại hậu quả nặng nề hơn.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY