12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cơn co giật trong khi ngủ cảnh báo 3 tình trạng sức khỏe cần đề phòng

Có lẽ nhiều người đã trải qua trải nghiệm này. Khi ngủ, họ sẽ bị co giật dữ dội và sau đó tỉnh dậy, đôi khi, các cơ sẽ co giật một cách vô thức, và bạn có thể cảm thấy như mình đang bước lên không trung, hoặc thậm chí có cảm giác như bị ngã từ độ cao khiến bạn giật mình tỉnh dậy.

Đối với hiện tượng này, người ta thường cho rằng não bộ cảm nhận được cơ thể đang chết nên sẽ gửi tín hiệu để kiểm tra xem cơ thể còn sống hay không. Một số người còn cho rằng đây là biểu hiện do cơ thể đang thiếu canxi. Thực chất hiện tượng này có một tên gọi đặc biệt là hiện tượng co giật cơ hay còn gọi là hiện tượng co giật cơ khi ngủ.

Đó là do khi ngủ, phần lớn vỏ não ở trạng thái ức chế, còn một số dây thần kinh thì hoạt động mạnh hơn phát ra một số lệnh vận động yếu làm cơ bắp co giật.

Khi bạn đang ngủ, khả năng điều khiển của não rất thấp, vì vậy, vì một số lý do nào đó, có hiện tượng co giật cơ. Co giật cơ là sự co giật nhanh chóng không chủ ý của các cơ, như cảm giác cơ thể bị điện giật.

Cơ thể thỉnh thoảng bị co giật là bình thường và có thể do mệt mỏi về thể chất hoặc do căng thẳng về tinh thần gây ra. Nhưng những người thường xuyên co giật cơ cần chú ý, đây cũng có thể là biểu hiện của chức năng thể chất kém.

1. Mệt mỏi

Co giật cơ dễ xảy ra khi thức khuya lâu, thường xuyên làm việc quá giờ, áp lực cuộc sống cao, mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, thần kinh căng thẳng, và kiệt sức. Bộ não sẽ cân bằng lại các cơ bắp bị căng, khiến cơ thể bị co giật đột ngột.

Khi bạn đang ngủ, khả năng điều khiển của não rất thấp, vì vậy, vì một số lý do nào đó, có hiện tượng co giật cơ.

2. Sự thiếu hụt canxi trong cơ thể

Canxi là một khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể, đồng thời cũng là khoáng chất cơ thể dễ thiếu nhất. Cơ thể bị thiếu canxi thường xảy ra trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Khi lượng canxi trong cơ thể thấp sẽ dễ dẫn đến tình trạng kích động quá mức của các cơ và dây thần kinh, khiến cơ bơm máu. Đây cũng là dấu hiệu báo trước các vấn đề về xương.

3. Bệnh não

Nói chung, những bệnh nhân bị tổn thương não như đột quỵ, khối u, chấn thương sọ não rất dễ bị co giật khi ngủ. Những người bị rối loạn não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn sau khi co giật cơ. Lúc này cơ thể sẽ phát ra tín hiệu báo nguy hiểm, bạn cần đến bệnh viện để khám kịp thời.

Làm thế nào để giảm cơn co giật cơ khi ngủ

Duy trì một lịch trình sinh hoạt điều độ

Trong cuộc sống phải có lịch sinh hoạt điều độ, không nên thức khuya, dù có đêm ngủ không ngon giấc cũng phải dậy đúng giờ vào buổi sáng. Bạn cũng nên chú ý đến môi trường ngủ nghỉ, phòng ốc thoải mái, trong ngày nên tăng cường vận động cơ thể.

Tập trung vào sức khỏe của xương

Theo tuổi tác, hệ xương khớp của con người sẽ dần bị lão hóa. Nhiều vấn đề về xương khớp là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng. Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày cần bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp giúp sửa chữa mô xương, cải thiện các chứng khó chịu do các vấn đề về xương khớp gây ra.

Theo tuổi tác, hệ xương khớp của con người sẽ dần bị lão hóa.

Thực hiện một số động tác kéo giãn trước khi đi ngủ

Thực hiện một số bài tập kéo giãn trước khi ngủ để kéo căng cơ. Vì cơ có xu hướng co giật khi bị căng. Thực hiện một số bài tập kéo giãn sẽ giúp ngăn chặn quá trình co giật cơ một cách hiệu quả.

Thư giãn

Nhiều người mất ngủ do áp lực công việc, cuộc sống khiến sau khi chìm vào giấc ngủ mà tinh thần vẫn luôn trong trạng thái căng thẳng. Điều này không những không có lợi cho giấc ngủ mà còn gây ra hiện tượng co giật cơ.

Bạn nên học cách thư giãn trước khi đi ngủ.

Vì vậy, bạn nên học cách thư giãn trước khi đi ngủ. Bạn có thể ngâm chân, tắm nước nóng hoặc nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng, tất cả đều giúp giảm đau nhói cơ.

Nếu bạn thường xuyên bị co giật cơ trong khi ngủ, hãy chú ý đến các tình trạng sức khỏe của mình và thực hiện điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp cần thiết, hãy nhờ sự tư vấn của các bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Xem thêm: 10 lợi ích sức khỏe chính của HIIT - luyện tập cường độ cao ngắt quãng

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/con-co-giat-trong-khi-ngu-canh-bao-3-tinh-trang-suc-khoe-can-de-phong-35615/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY