12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cơn đau nhói ở ngực sinh ra từ đâu?

Tất cả chúng ta đều có khả năng hoặc đã từng trải qua đau nhói ở ngực khiến chúng ta gần như nghẹt thở. Mặc dù chỉ kéo dài trong vài giây, nhưng sự khó chịu ấy đủ gây tê liệt, thậm chí kéo theo những cơn đau nghiêm trọng hơn. Hãy đọc tiếp bài viết để hiểu thêm về tình trạng này.

Hội chứng hãm tiền tâm (Precordial Catch Syndrome - PCS)

Đó là từ chuyên ngành miêu tả cảm giác nhói ở lồng ngực mà một số người vẫn nhầm với cơn đau tim. Cơn đau nhói lồng ngực này xảy ra ở ngực, ngay trước tim, đó là lý do tại sao nó lại được gọi là Precordial (“pre” có nghĩa là tiền, “cordial” nghĩa là tim). Nó thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Cơn đau nhói lồng ngực được mô tả là cảm giác giống như có cây kim đang mắc kẹt trong lồng ngực bạn, hay cảm giác như thể bạn bị đâm. Nó thường xảy ra lúc bạn đang nghỉ ngơi, sau khi bạn tập luyện hoặc khi bạn dùng sức nhiều.

Điều gì gây nên cơn đau nhói lồng ngực?

Mặc dù cảm giác đau nhói lồng ngực rất khó chịu và nó xảy ra ở gần tim nhưng không có nghĩa khu vực này đang có vấn đề gì nghiêm trọng. Thực tế, hiện tượng này xảy ra là do màng phổi (màng bao phủ một số cơ quan như cơ hoành) ép hoặc chà xát, dẫn đến kích thích các dây thần kinh gần với lồng ngực, đó là lý do tại sao cơn đau có thể bắt đầu ở thành ngực hoặc trong khu vực xương sườn, thậm chí khi bạn chẳng hoạt động gì.

Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên khiến các bậc phụ huynh lầm tưởng đây là dấu hiệu của bệnh tim và trở nên hốt hoảng. Thách thức chính của bác sĩ là phải phân tích các triệu chứng và xem xét lịch sử y tế của bệnh nhân để điều trị đúng bệnh.

Cách xử lý

Bạn hãy yên tâm là tình trạng đau nhói lồng ngực PCS không phải là tình trạng nghiêm trọng. Hãy cố gắng thở sâu vào thời điểm đó, việc này sẽ giúp cơn đau giảm đi nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết là ở một số người sẽ có thể cảm thấy chóng mặt và thở gấp. Ngoài ra, bạn nên thay đổi tư thế. Ví dụ, hãy đứng thẳng lên nếu bạn đang ngồi cong lưng hoặc mát-xa ở vùng bị đau cho đến khi cảm thấy nhẹ nhõm.

Vì đây là tình trạng đột ngột của cơ thể và không có triệu chứng rõ ràng (nó có thể xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi hay khi bạn đang chuyển động), nên sẽ không có cách nào để ngăn chặn nó.

Nếu cơn đau không liên quan đến những bệnh nghiêm trọng như viêm phế quản hoặc hen suyễn thì không có lý do gì để bạn lo lắng. Tình trạng này thường tự biến mất khi bạn khoảng 20 tuổi và không cần phải điều trị thuốc. Tuy nhiên, nếu cơn đau xảy ra quá thường xuyên, nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim, hoặc nếu cơn đau đi cùng với các triệu chứng khác, bạn nên đến gặp ​​bác sĩ ngay.

Tìm hiểu nguyên nhân

Cơn đau xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân, đó có thể là do mắc dị vật ở đường thở, viêm gan, aerophagia (nuốt không khí), vô tình nuốt phải chất lỏng ăn da, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn... Mặt khác, cơn đau cũng có thể là một phần của các triệu chứng tâm lý như: cơn hoảng loạn, hội chứng giảm thông khí, phản ứng chuyển đổi, lo lắng, trầm cảm...

Điều quan trọng cần nhớ là nếu bạn cảm thấy không ổn với tình trạng đau nhói ở ngực của mình, bạn nên gặp bác sĩ vì không có bài báo sức khỏe nào có thể thay thế chẩn đoán hoàn chỉnh được thực hiện bởi một chuyên gia.

Như Hảo

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/con-dau-nhoi-o-nguc-sinh-ra-tu-dau-28251/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY