Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Con dưới 2 tuổi thích ném đồ đạc thì hãy làm điều này, bé không chỉ nghịch đâu mà có lý do cả đấy!

Nếu con đang trong độ tuổi từ 0-2, đừng quở trách mỗi khi bé ném đồ đạc nhé.

Trẻ nhỏ trong giai đoạn dưới 2 tuổi rất thích khám phá, tìm hiểu các món đồ xung quanh mình. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ than thở không hiểu sao con thích ném đồ, quát tháo hay nói nhẹ nhàng bé đều không nghe.

Mới đây, chị Phạm Hiền (Mẹ em bé Rofi, sống tại Hà Nội) đã chia sẻ một đoạn clip dạy con cực bổ ích với chủ đề ''Làm sao để bé không ném đồ'' thu hút sự quan tâm của các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

Làm gì khi con thích ném đồ

Theo chị Hiền, thông thường khi thấy con ném đồ, các mẹ sẽ hét lên (con sẽ tưởng là làm như vậy rất vui) hoặc là quát con sao con hư thế, cứ bực mình là ném vậy (bố mẹ đang dán nhãn cho con và con sẽ nghe y nguyên là khi tức giận là sẽ ném đồ). Vậy phải làm thế nào?

Theo bà mẹ 1 con, vấn đề này có thể chia ra làm 2 giai đoạn:

- Trẻ từ 0-2 tuổi, là độ tuổi con thích khám phá, tò mò về mọi thứ, con muốn biết khi ném mọi vật thì chuyện gì sẽ xảy ra. Đây là giai đoạn con rèn luyện kĩ năng cầm nắm nên để con thoải mái khám phá trong môi trường an toàn. Ngoài ra bố mẹ nên dạy con công dụng của từng đồ vật, cái gì có thể ném, cái gì không thể. Ví dụ như bảo con rằng đây là điều khiển tivi, con muốn ném thì mẹ cho con quả bóng, bóng sẽ ném vào rổ nhé.

Bố mẹ không nên cấm cản con quá nhiều trong thời gian này, vì càng cấm cản trong giai đoạn này thì giai đoạn về sau sẽ càng bùng nổ.

- Từ 2 tuổi trở đi thì nhận thức của con đã rất tốt rồi, lúc này con ném đồ do muốn gây sự chú ý hoặc thể hiện cảm xúc của bản thân, bố mẹ hãy làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Gọi tên cảm xúc, ví dụ như mẹ hiểu cảm xúc của con lúc này, vì con đang tức giận nên con ném như thế đúng không.

Bước 2: Cho con biết hậu quả và cảm xúc của bố mẹ như thế nào. Ví dụ như con ném điều khiển là không xem được tivi nữa rồi, con ném làm bạn gấu bông đau đấy, mẹ sẽ buồn đấy.

Bước 3: Đưa ra lời khuyên. Ví dụ như nếu con ném đồ chơi thì mẹ sẽ cất đi và con không được chơi trong 1 tuần nữa.

Cuối cùng, nếu mẹ nói con không nghe thì phải kiên quyết ngồi xuống trước mặt con, nhìn thẳng vào mắt bé và nói: "Đồ chơi là để chơi, không phải để ném''.

Chị Phạm Hiền và con trai.

Chia sẻ thêm về cách dạy con của mình, chị Hiền cho biết khi con được 6 tháng, chị đã áp dụng các cách trên cho bé: ''Mình cho con ném thoải mái, dạy con ném bóng, ném bowling, ném tất vào giỏ. Đấy là giai đoạn con nhạy cảm với việc ném. Trong phương pháp Montessori, trẻ có các giai đọan nhạy cảm.

Đấy là giai đoạn con dễ dàng học 1 thứ nào đó mà không cần phải cố gắng nhiều. Vậy nên theo quan điểm của mình, cứ cho con thoả mãn giai đoạn đó thì sau con sẽ bình thường, còn càng cấm bé sẽ càng bùng nổ trong giai đoạn sau.

Khi thấy con ném đồ không kệ con mà hãy hướng cho bé làm đúng. Dưới 2 tuổi con làm theo bản năng, ném đồ thường do con chưa biết diễn đạt cảm xúc. Thế nên mục đích của những cách làm trên là hướng con đến những điều đúng đắn. Khi con đã thành thạo kỹ năng ném rồi, biết cái gì nên ném, cái gì không thì con sẽ không ném linh tinh nữa.

Nếu biết con cầm điện thoại ném sẽ nguy hiểm thì hãy để điện thoại xa tầm tay của con. Trên 2 tuổi con bắt đầu hiểu chuyện hơn thì lúc đó bố mẹ phải uốn nắn theo cách khác".

https://afamily.vn/con-duoi-2-tuoi-thich-nem-do-dac-thi-hay-lam-dieu-nay-be-khong-chi-nghich-dau-ma-co-ly-do-ca-day-20211216141428132.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/con-duoi-2-tuoi-thich-nem-do-dac-thi-hay-lam-dieu-nay-be-khong-chi-nghich-dau-ma-co-ly-do-ca-day-20211216141428132.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cứ bế trên tay thì ngủ ngon lành nhưng hễ đặt xuống giường là các bé khóc thét lên khiến bố mẹ lúc nào cũng phải rón rén, khẽ khàng.
  • GiadinhNet - Trong gia đình ai là thủ trưởng? Vợ hay chồng? Câu hỏi này giản đơn nhưng không đơn giản. Nhiều người nói rằng, ai kiếm được nhiều tiền hơn thì người ấy là thủ trưởng gia đình. Quan điểm này 100% là sai. Một chân lý giản đơn là tiền bạc không làm nên gia đình, dù gia đình nào cũng cần đến tiền bạc.
  • Dù vô tình hay cố ý thì những câu nói này cũng đủ làm tổn thương sâu sắc tới các bà mẹ đang nuôi con nhỏ - những người đang vất vả thực hiện thiên chức thiêng liêng đó là làm mẹ.
  • Các mẹ ạ, đôi khi việc mất rất nhiều thời gian để tập cho con đi bô hay dùng đủ lý lẽ để giải thích với con rằng không nên ăn thêm 1 chiếc kẹo sẽ chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Rồi cuối cùng mọi việc cũng sẽ ổn thôi mà!
  • Tôi năm nay 33 tuổi, đã có một con gái 3 tuổi, nhưng từ lúc chửa, đẻ đến nay tôi thường xuyên bị mất ngủ, tê nhức hai chân từ hông xuống...
  • Thông điệp của người mẹ truyền tới trẻ vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến nhân cách của trẻ. Vì vậy, hãy ghi nhớ 10 câu “thần chú” sau đây, và áp dụng hàng ngày, để giúp trẻ ngoan ngoãn và khỏe mạnh hơn.
  • Vợ chồng tôi cưới nhau đã được 4 năm và hiện có một cháu trai 2 tuổi. Thu nhập đủ chi tiêu và nuôi dạy con cái. Cuộc sống gia đình đều đều nên nhàm chán, đặc biệt chuyện ái ân tẻ nhạt vô cùng.
  • Đôi khi, mẹ vô tình làm mất nhiều chất dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn trong những món ăn của con do bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách.
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới, sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo của tự nhiên, cung cấp cho bé sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.
  • Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn giản là con đang bắt chước người lớn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY