Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Con kêu đau họng khó nuốt, đưa đi khám thì phát hiện trong thực quản có dị vật tròn nhỏ mà mẹ đi công tác mang về

Mặc dù bé đã 5 tuổi nhưng nguy cơ nuốt phải dị vật vẫn xảy ra, vì thế các gia đình có con nhỏ luôn cần cảnh giác hơn nữa để không xảy ra T*i n*n tương tự.

Theo thông tin từ Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), chiều 25/5, bé Bùi Minh A (5 tuổi, ở Thanh Xuân Nam, Hà Nội) được gia đình đưa đến viện khi bé kêu đau họng khó nuốt. Trước đó, bố mẹ phát hiện bé chơi ngậm và nuốt một đồng tiền xu, đây là đồng xu mà mẹ bé đã

Hình ảnh đồng xu trong thực quản bé trai 5 tuổi.(Ảnh: Bệnh viện Xanh Pôn).

Bác sĩ Trần Văn Thanh cho biết, đồng xu khá lớn và mắc chặt trong cơ thắt miệng thực quản. Tuy nhiên, rất may là đồng xu không xuống sâu hơn và không vào đường thở của trẻ, nếu không hậu quả rất khôn lường.

Trước đó, ngày 22/5, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cũng tiếp nhận 1 bệnh nhi 5 tuổi (trú tại Quảng Yên, Quảng Ninh) vô tình nuốt 1 đồng xu vào bụng. Theo BsCKII. Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Trưởng khoa Nhi cho biết trường hợp bệnh nhi khi nhập viện, đồng xu đã xuống được dạ dày, không bị mắc lại ở vị trí thực quản hay đường thở. Vì vậy, trẻ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng cần theo dõi sát sao.

Trẻ nhỏ rất hay có thói quen đút vào miệng, mũi, tai các vật nhỏ, đồ chơi... Đã nhiều vụ việc xảy ra khi trẻ phải đi gắp dị vật là viên bi, hạt lạc, dây chuyền, kim băng, cúc áo, một chi tiết của đồ chơi... Nếu phát hiện và đưa đi bệnh viện xử lý kịp thời, trẻ sẽ không gặp nguy hiểm, nhưng nếu gia đình không để ý, dị vật có thể nằm trong cơ thể trẻ lâu và gây ra các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở, ốm sốt... Vì thế, các gia đình có con nhỏ cần hết sức cảnh giác và lưu ý những điều sau:

- Để xa tầm với của trẻ những đồ vật sắc, nhọn như dao, kéo, các loại hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng ở nhà bếp.

- Trẻ dưới 5 tuổi không cho chơi những đồ vật nhỏ như viên bi, hạt lạc, các loại đồ chơi có chi tiết nhỏ...

- Thường xuyên dọn dẹp đồ chơi của trẻ, loại bỏ những đồ chơi bị hỏng hóc bởi có những mảnh nhỏ đồ chơi rơi ra và trẻ có thể cho vào miệng, nhét vào mũi, vào tai.

- Luôn để mắt tới trẻ, giám sát trẻ chặt chẽ để kịp thời phát hiện những sự cố có thể xảy ra.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/con-keu-dau-hong-kho-nuot-dua-di-kham-thi-phat-hien-trong-thuc-quan-co-di-vat-tron-nho-ma-me-di-cong-tac-mang-ve-20200526105833658.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và thường gây ra viêm thực quản nếu không được điều trị.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Bệnh diễn ra trong một thời gian dài làm cho niêm mạc thực quản biến đổi, dễ chuyển thành ung thư thực quản.
  • Các nhà khoa học Anh tìm ra cách thức mới trong việc chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách kiểm tra viên nang Cytosponge làm từ bọt biển.
  • Tôi đi nội soi dạ dày được bác sĩ phát hiện polyp. Kết luận như sau: viêm hang vị, polyp nhỏ thực quản: niêm mạc thực quản sát tâm vị có polyp nhỏ dạng dẹt D khoảng 3mm. Bác sĩ nói không phải điều trị gì. Tôi đề nghị nên có giải pháp tiếp theo đề phòng ung thư, nếu cần mổ tôi rất sẵn sàng. Nhưng bác sĩ vẫn bảo không phải điều trị, ba tháng sau nội soi lại. Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Lê Văn Hải (Hà Nội)
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY