Người nào người đấy gò lưng dán mắt với một độ chăm chú rất cao. Cái nghề khéo tay hay làm này không thể làm bằng phản xạ mà phải có độ tập trung và tỉ mẩn.
Bàn tay tài hoa của Nguyễn Ngọc Hùng có cội rễ từ Đại Bái, Thuận Thành, Bắc Ninh, lại được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên những sản phẩm của anh được tiếp thu đủ các yếu tố văn hóa cổ truyền và hiện đại.
Những nhà giàu xưa thì dùng vàng, bạc để trang trí cho đồ gốm nhưng nay đồng là chất liệu phổ biến hơn cả. một món đồ cổ men đã nhạt, miệng đã mẻ chỉ bọc thêm viền đồng sẽ tạo nên giá trị mới. hoặc một chiếc chén uống nước sau khi gắn thêm chân đồng, nhìn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. nhưng nếu chỉ nói về nguyễn ngọc hùng như vậy chỉ đúng một nửa. một nửa còn lại là sự sáng tạo tài hoa để tạo nên các sản phẩm mỹ nghệ độc, khiến một người nghĩ trăm người theo.
Sản phẩm của Nguyễn Ngọc Hùng rất đa dạng, chính anh cũng không nhớ hết đã sáng tạo ra bao nhiêu mẫu mã sản phẩm, ước chừng 1.000 hoặc hơn, có thứ chỉ độc nhất, có thứ được nhân lên hàng trăm hàng vạn. Các mẫu mã sản phẩm của Hùng luôn được thay đổi. Trong giới chơi đồ cổ không mấy ai không biết Hùng “điếu”. Vì anh chuyên nạm đồng cho ấm điếu. Không chỉ dừng ở việc nạm đồng, anh còn sáng tạo ra các kiểu điếu với cách bọc bịt đồng chạm hoa lá cành chim muông... để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ rất giá trị. Bây giờ còn thêm tên Hùng “đèn”. Hùng có hàng 100 mẫu đèn khác nhau, trong đó có loại đèn 3 trong một, vừa cháy bằng dầu, vừa thắp nến lại vừa lắp bóng điện. Nhiều kiểu dáng đèn dầu cỡ lớn được lấy cảm hứng từ các kiểu dáng đèn dầu cổ ở châu Âu, bầu bằng thủy tinh, gốm hoặc đồng được ra đời bằng trí óc sáng tạo và bàn tay tài hoa của Nguyễn Ngọc Hùng.
Mỗi khi có một ý tưởng lóe sáng trong đầu, Nguyễn Ngọc Hùng thường vẽ ra giấy. Phải trải qua khá nhiều công đoạn. Đầu tiên là can ra trên giấy cứng, sau đó đưa đường nét lên trên đồng tấm, rồi chạm thúc nổi, cắt, cuộn rồi hàn, mài giũa và đánh bóng. Tùy theo sở thích của khách để chiều. Có ba loại đồng cho khách lựa chọn: đồng đỏ, đồng vàng và đồng trắng. Nay, dù đã có phương tiện và kỹ thuật hiện đại hỗ trợ nhưng các công đoạn vẫn chủ yếu nhờ vào đôi tay tài hoa của người thợ. Thợ được tuyển từ làng nghề, đã quen với đục chạm. Sau đó sẽ được rèn giũa phần tinh xảo. Và phần tinh xảo nhất vẫn thuộc về bàn tay nghệ nhân. Hai bàn tay ông chủ Nguyễn Ngọc Hùng đầy vết sẹo, vết cũ chưa liền đã thêm vết mới.
Nếu chỉ là một nghệ nhân, nguyễn ngọc hùng có thể thỏa sức với sự sáng tạo trên đôi tay khéo léo của mình. nguyễn ngọc hùng còn là ông chủ, vậy điều tất yếu anh còn phải lo đầu ra cho sản phẩm. câu chuyện của hùng khá thú vị khi anh vừa được thừa hưởng những gene trội của người cha là và người mẹ là một người đàn bà buôn bán giỏi giang.
- Từ năm 1942, nhà tôi đã lên Hà Nội. Bố tôi là thợ giỏi, mẹ tôi là người phụ nữ buôn bán tần tảo. Bà bán những sản phẩm của gia đình làm ra. Rồi sau nữa là hợp tác xã thì bà cũng là người quán xuyến. Cái thời cả dân tộc khó khăn chứ không riêng nhà nào. Gia đình đông con nhưng nhà tôi không bị đói. Tất cả anh chị em trong nhà đều phải làm việc. Trẻ em làng nghề chăm lắm. Mà nói cho cùng không chăm không được. Nhà lúc nào cũng đầy việc, chơi sao được. Làm được bao nhiêu anh chị em chúng tôi đều nộp cho mẹ. Mẹ dạy chúng tôi: Chữ tín phải đội trên đầu. Không được gian dối. Tôi vẫn giữ lời mẹ dạy. Có lắm khi nhận chế tác một sản phẩm với mức giá mình tự đặt ra, khách đồng ý rồi. Làm xong mới biết là lỗ. Tôi vẫn giao hàng đúng hẹn và không đưa ra giá khác. Vì suy cho cùng đó là học phí để trả cho một bài học về tính toán.
- Khách hàng mười người mười ý, lại hay kỳ kèo bớt một thêm hai, anh có bí quyết gì để làm hài lòng mọi người?
- Chất lượng và giá cả là hai yếu tố cực kỳ quan trọng. Sản phẩm đẹp, chất lượng nhưng giá cả phải mềm mại. Lý thuyết chung là thế. Còn lý thuyết riêng mẹ tôi dạy cho tôi là: Con ruồi đậu nặng đồng cân. Có nghĩa là cứ cân tươi tỉnh lên cho khách hàng. Ngày trước cân vàng cân bạc thì cân bằng cân tiểu li, chỉ thêm một vẩy vàng, vẩy bạc đã tươi vọt lên rồi. Và lý thuyết thứ hai là: Người mua thua người bán. Khách hàng nhiều người thích kỳ kèo bớt một thêm hai. Giá cả đã niêm yết rõ ràng mà vẫn cứ nâng lên đặt xuống. Các cụ xưa có câu, của rẻ là của ôi. Sản phẩm của chúng tôi không ôi thiu gì nhưng lỗi thì có đấy.
Nguyễn ngọc hùng không tỏ ra hóm hỉnh trong câu chuyện của mình. anh cứ chậm rãi kể. cũng như vẻ bề ngoài của mình, anh không có chất bụi bặm nghệ sĩ mà đậm chất trau chuốt của phố cổ. nhưng anh sống rất hào phóng và vô tư với bạn bè, đó lại là chất của nghệ sĩ đích thực mà cuộc đời chỉ ban tặng cho những cái đầu sáng tạo.