Mỗi ngày online, có bao nhiêu tin tức mới về ngành y dược? Bố đang công tác ở bệnh viện, những tin liên quan đến ngành mình được ưu tiên đọc ngay.
Mỗi ngày online, có bao nhiêu tin tức mới về ngành y dược? Bố đang công tác ở bệnh viện, những tin liên quan đến ngành mình được ưu tiên đọc ngay. Truyền thống gia đình đã giúp con vững bước theo nghề của ông bà, bố và chú. Hôm nay, được tin con đạt danh hiệu “Sinh viên của năm 2013” Đại học Y Hà Nội - danh hiệu cao quý mỗi năm chỉ có 1 sinh viên xuất sắc của trường vượt qua các vòng thi và bầu chọn của các bạn mới được thầy hiệu trưởng trao tặng, vừa mừng lại vừa lo...
Ngày xưa, cái thời của thế hệ cha anh, giới học sinh truyền nhau thành ngữ “nhất Y nhì Dược”. Đến bây giờ, câu nói đó có vẻ đã rất lỗi thời. Bạn bè cùng lứa vào các trường khác nhau năm 2009 năm nay đã ra trường. Nhiều bạn đã đi làm ở các công ty, ở các ngân hàng, xây dựng gia đình và có thu nhập ổn định. Còn con, vẫn miệt mài với những buổi đi trực ở bệnh viện. Con còn rất nhiều kiến thức phải học, không chỉ trong 6 năm ở Trường Y mà còn cả những năm sau đó, bởi vì công việc của con trong tương lai liên quan đến cái quý nhất của con người - đó là tính mạng và sức khỏe. Ngành học của con đã chọn bắt buộc phải như thế, nếu không, con sẽ gặp rất nhiều khó khăn và liệu con có đảm đương được chức trách “thầy Thu*c” như cổ nhân đã dạy.
Thời gian gần đây, liên tục những vụ việc liên quan đến ngành y tế. Những bài viết moi móc một số sai sót của ngành y dược. Một số người đã hùa theo “ném đá” những người đang làm nghề chữa bệnh. Một vài vụ việc bị hệ thống hóa để chỉ trích “y đức” đang xuống cấp. Một công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến mạng sống của hàng ngàn hộ dân cư khi nước lũ tràn về cũng không được dư luận quan tâm bằng những vụ mà chính những người làm trong ngành y tế cũng cảm thấy xót xa vì đã làm một vài cá nhân bị tổn hại. Nỗi đau của gia đình các nạn nhân do những tai biến và sai sót trong công tác khám chữa bệnh cũng là nỗi đau của những người công tác trong ngành y dược. Không ai muốn như thế. Chúng ta có những sai sót nhất định, nhưng cũng chính chúng ta đã cứu sống hàng triệu người. Có công bằng không khi chỉ trích ngành y tế bằng những ngôn từ đanh thép trên đài phát thanh, trên mặt báo mỗi buổi sáng mai, khi chúng ta đang phải làm việc trong môi trường lây nhiễm và độc hại, trong những áp lực do quá tải, trong rất nhiều tệ nạn của nền kinh tế thị trường... Bản thân những người đã theo nghiệp y dược, lúc nào cũng canh cánh nỗi lo, mình đã làm tròn trách nhiệm hay chưa để giảm bớt đi ngày càng nhiều những nỗi đau như đã từng xảy ra qua các vụ việc ở Quảng Trị, Hà Nội, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh...
Con sẽ thành bác sĩ, nối tiếp bước ông nội và bố đã và đang công tác trong bệnh viện. Bố cảm thấy lo khi đã có nhiều vụ việc uy hiếp đến tính an toàn của những người đang trực tiếp chữa bệnh cho bệnh nhân. Bố đã chứng kiến những vụ rắc rối khi người nhà bệnh nhân đau đớn vì người thân của họ Tu vong mà xông vào đuổi đánh bác sĩ. Chú bác sĩ đó đã phải trốn vào toilet để tránh cơn thịnh nộ của sự thương xót. Nhưng nguyên nhân vì đâu? Chú ấy đâu có muốn bệnh nhân như thế, lực bất tòng tâm, người nhà bệnh nhân không hiểu và không thông cảm với những áp lực mà một thầy Thu*c phải chịu đựng hàng ngày. Còn bao nhiêu người khác đang bị bệnh tật hành hạ, những rủi ro cần được mổ xẻ, phê bình, gặp nhau để tìm sự cảm thông từ hai phía. Đừng đẩy các thầy Thu*c lên trên chiến hào hứng chịu những búa rìu của dư luận. Một thầy Thu*c đã cứu sống hàng trăm bệnh nhân, trong một phút giây sơ sểnh nào đó, họ đã có khuyết điểm, vô tình hoặc chủ quan, cũng hãy bình tĩnh ngồi lại với nhau có được không? Sai sót trong y tế là điều thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Sai sót trong công việc có ở tất cả các ngành nghề, nhưng sai sót của ngành y liên quan đến tính mạng của từng trường hợp cụ thể, hãy bình tĩnh suy xét. Nếu không có sự bình tĩnh ấy, một số tờ báo đang tạo ra những hố sâu ngăn cách giữa ngành y và cộng đồng.
Con đã theo ngành y, bố tự hào về điều đó. Nhớ cái năm 2009 ấy, con đỗ cả hai trường Bách khoa và Y Hà Nội. Bố đã cố gắng thuyết phục con lựa chọn trường Y, vì bố muốn con đi theo nghề truyền thống của gia đình ta. Con đã vui vẻ từ bỏ ý định thành một kỹ sư công nghệ thông tin. Bố tin rằng sự lựa chọn của con không phải là bồng bột. Con đã vào trường và say mê học tập. Con đọc sách của GS. Tôn Thất Tùng viết và cẩn thận gõ thành từng bài post lên trang cá nhân để bạn bè cùng đọc. Con tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện của Đoàn Thanh niên và Hội SV Trường Y ở những khu điều trị cho trẻ em bị ung thư, ở làng trẻ SOS. Những hoạt động đó đã giúp con hòa nhập với cuộc sống, thấu hiểu nghề nghiệp của mình đã chọn, giúp con chiến thắng trong cuộc thi “Sinh viên của năm 2013” Đại học Y Hà Nội. Chúc mừng
con trai! Bố tin rằng đó chỉ là bước khởi đầu trên con đường chông gai đang còn rất dài phía trước. Lời thề Hypocrate mà mỗi SV Trường Y đã đọc, đã thề, con hãy nhớ và phấn đấu để góp phần làm cho ngành y ngày càng hoàn thiện sứ mệnh cao cả vì sức khỏe của cộng đồng.
ThS.
Lê Quốc Thịnh (Bệnh viện 71 Trung ư