Mẹ bầu có nên uống nước mía không?
Uống nước mía khi mang thai là một chủ đề dinh dưỡng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Trên các diễn đàn dinh dưỡng, đây luôn là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất.
Không giống như việc uống nước dừa sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nước mía nếu được uống đúng cách và hợp lý sẽ có lợi cho cả mẹ và bé trong suốt 40 tuần thai.
Xét về giá trị dinh dưỡng, nước mía được xem là loại thức uống có khá nhiều những dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Với thành phần khoảng 70% là các loại đường tự nhiên, trong nước mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ khác.
Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng… Chính vì thế nước mía được dùng để giảm chứng buồn nôn cho bà bầu ở những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Tác dụng của nước mía với mẹ bầu
Cung cấp Vitamin và khoáng chất cần thiết
Bên cạnh thành phần chính là chất đường, nước mía còn chứa nhiều canxi, sắt, kali, đồng, magie..., một trong những công dụng của nước mía đối với bà bầu là có chứa các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, tất cả đều rất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ bầu. Ngoài ra, trong nước mía còn cung cấp một lượng protein cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Theo các bác sĩ, những lúc mẹ bầu mệt mỏi, chán nản nên uống một ly nước mía để cải thiện tốt hơn tâm trạng của mình. Bởi lượng đường trong nước mía có thể cung cấp một nguồn năng lượng giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.
Bù năng lượng tức thì
Mía được xem là giải pháp cấp bách để cung cấp năng lượng cho mẹ bầu trong trường hợp bị quá đói hoặc khát dẫn đến hạ đường huyết. Trên thực tế, bà bầu cần nạp nhiều năng lượng hơn mỗi ngày nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động và sự phát triển của thai nhi một cách khỏe mạnh.
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Các chất chống oxy hóa trong nước mía giúp củng cố thêm hàng rào đề kháng cho sức khỏe để chống lại các bệnh dễ gặp khi mang thai chẳng hạn như nhiễm trùng, cảm, cúm… Hệ thống miễn dịch không chỉ bả vệ mẹ bầu mà còn tốt cho thai nhi trong bụng.
Hạn chế ốm nghén
Uống một ly nước mía với một lát gừng có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Theo nghiên cứu, uống nước mía sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và giúp tăng cường thêm năng lượng trong giai đoạn mẹ bầu bị ngén.
Giúp sạch răng
Vấn đề răng miệng không chỉ quan trọng đối với bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Vậy nên, giữ vệ sinh răng miệng là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm. Một số chất có trong nước mía giúp làm sạch răng với điều kiện là nước mía mà mẹ uống vào phải hợp vệ sinh.
Chữa cúm an toàn cho bà bầu
Trong mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống một số loại bệnh do virus gây ra, đặc biệt là cảm cúm khi có thai. Nếu mẹ bầu bị sốt thì không nên uống thuốc ngay mà có thể ăn mía hoặc uống nước mía để giảm cúm an toàn.
Bảo vệ da khỏe mạnh
Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai kéo theo nhiều sự thay đổi của làn da, da đổi màu, sạm da, và xuất hiện nhiều nốt mụn trên da. Có trường hợp là mụn ẩn, mụn đầu đen nhưng cũng có nhiều trường hợp là mụn bọc, sưng đỏ khiến mẹ bầu lo lắng, bất an.
Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng như trên, chắc chắn bạn sẽ rất vui mừng khi biết rằng chất axit hydroxyl có trong nước mía sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da. Do đó, mẹ bầu nên uống nước mía trong ba tháng đầu thai kỳ.
Ổn định đường huyết: Chỉ số Glycemic (GI – chỉ số đường huyết) là cơ sở để đánh giá về sự gia tăng lượng đường trong máu. Mía chứa lượng đường lớn, nhưng lại không hề ngây hại cho người tiểu đường vì đó là đường tự nhiên và có chỉ số GI thấp. Do đó, thói quen ăn mía mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng lượng glucose trong máu tăng đột biến.
Chống nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Bà bầu uống nước mía sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình nhiễm trùng nhờ vào nguồn khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nước mía còn hỗ trợ giảm triệu chứng những bệnh khác, chẳng hạn như sỏi thận và vàng da.
Tăng cường trao đổi và duy trì cân nặng
Phụ nữ mang thai nếu có không có một chế độ ăn uống và luyện tập khi mang thai sẽ rất dễ tăng cân trong thai kỳ. Thế nhưng các polyphenol trong nước mía lại có khả năng tăng cường sự trao đổi chất và duy trì cân nặng trong tầm kiểm soát.
Ngoài ra, do nước mía có chỉ số đường huyết thấp nên sẽ giúp cơ thể duy trì được mức năng lượng cần thiết và bầu uống nước mía mỗi ngày còn có thể làm giảm mệt mỏi.
Cải thiện tình trạng táo bón
Táo bón luôn là nỗi ám ảnh với rất nhiều mẹ bầu. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm bỏ nỗi ám ảnh này qua một bên bởi chất kali có trong nước mía được coi là một loại thuốc trị táo bón hiệu quả.
Kali giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm dạ dày cũng như nhiều cơ quan tiêu hóa khác - đây chính là công dụng của nước mía đối với bà bầu mà bạn cần ghi nhớ.
Giàu chất chống ô-xy hóa
Chất chống ô-xy, cụ thể là flavonoid và phenolic, trong mía không chỉ mang lại công dụng chống viêm nhiễm, mà còn hạn chế triệu chứng dị ứng trong quá trình mang thai. Trong 9 tháng “mang nặng” làn da chính là bộ phận bị tổn thương nhiều nhất. Hiện tượng dạn da, nổi mụn, nhăn da và thâm quầng da là điều mà nhiều bà bầu gặp phải. Trong nước mía có chứa chất axit alpha hydroxyl có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về da rất hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe thai nhi
Nước mía rất giàu protein, tốt cho sức khỏe lẫn thai nhi và mẹ bầu. Ngoài ra, thức uống giải khát này còn chứa axit folic (vitamin B9), dưỡng chất này được biết đến với khả năng làm giảm rủi ro liên quan đến khuyết tật bẩm sinh như tật nứt cột sống. Việc mắc tật nứt đốt sống khiến bé gặp khó khăn trong vấn đề học tập và các vấn đề về đường ruột.
Quỳnh Hoa
Theo tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: