Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Công suất xét nghiệm SARS-CoV-2 của Đà Nẵng, Hà Nội hiện đạt trên 10.000 mẫu/ngày

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã huy động tổng lực để thực hiện xét nghiệm, từ 23/7 – 11/8, cả nước thực hiện 205.890 xét nghiệm RT-PCR trong tổng số 621.823 xét nghiệm RT-PCR từ đầu dịch (33,1%). Công suất xét nghiệm trong đợt dịch này cao hơn 3-4 lần so với đợt cao điểm tháng 3,4 /2020, riêng tại Đà Nẵng, Hà Nội hiện tại có thể đạt trên 10.000 mẫu/ngày.

70 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19

Thông tin tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với 15 địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều ngày 12/8, liên quan đến công tác xét nghiệm, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã huy động tổng lực để thực hiện xét nghiệm: từ 23/7 – 11/8, cả nước thực hiện 205.890 xét nghiệm RT-PCR trong tổng số 621.823 xét nghiệm RT-PCR từ đầu dịch (33,1%).

Công suất xét nghiệm trong đợt dịch này cao hơn 3-4 lần so với đợt cao điểm tháng 3,4/2020, riêng tại Đà Nẵng và Hà Nội hiện tại có thể đạt trên 10.000 mẫu/ngày.

Bộ Y tế đã huy động tổng lực để thực hiện xét nghiệm, hiện công suất xét nghiệm SARS-CoV-2 của TP Đà Nẵng và Thủ đô Hà Nội đạt 10.000 mẫu/ngày

Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 nhằm giảm nhu cầu sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao sử dụng cho xét nghiệm, giảm thời gian xét nghiệm mẫu và bảo đảm chất lượng xét nghiệm theo diễn biến tình hình dịch bệnh để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan làm căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Đến ngày 10/8, Bộ Y tế đã cấp phép cho 70 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19, trong đó Miền Bắc có 34 đơn vị, Miền Trung có 6 đơn vị, Tây Nguyên có 2 đơn vị và Miền Nam có 28 đơn vị.

“Riêng từ ngày 23/7 – 11/8, cả nước thực hiện 205.890 xét nghiệm RT PCR, trong đó TP. Đà Nẵng đã thực hiện 51.946 xét nghiệm (ngày 11/8 xét nghiệm 5.221 mẫu); Hà Nội đã thực hiện 8.569 xét nghiệm (ngày 11/8 xét nghiệm 1.184 mẫu); TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện 57.566 xét nghiệm (ngày 11/8 xét nghiệm 3.746 mẫu),

Tại Quảng Nam xét nghiệm 25.502 mẫu (ngày 11/8 xét nghiệm 6.384 mẫu); Bắc Giang thực hiện 7.030 mẫu (ngày 11/8 xét nghiệm 1.254 mẫu), Quảng Ninh xét nghiệm 5.074 mẫu (ngày 11/8 xét nghiệm 417 mẫu); Thừa Thiên Huế xét nghiệm 3.550 mẫu (ngày 11/8 xét nghiệm 334 mẫu)”- Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.

Về hỗ trợ TP. Hà Nội giám sát, kiểm soát dịch, Bộ Y tế nhận định Hà Nội là một trong các vùng có nguy cơ cao do có nhiều người đã đi/đến, trở về từ Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung kể từ đầu tháng 7/2020. Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho 4 đơn vị là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Nhiệt đới TW và Viện Vệ sinh dịch tễ TW hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm với tổng quy mô xét nghiệm 70.000 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR.

Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai chuẩn bị sẵn 1.000 giường bệnh, gồm 500 giường tại cơ sở 1 và 500 giường ở cơ sở 2 Hà Nam để sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội. Đồng thời Bộ Y tế yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng với BHXH khám chữa bệnh BHYT, đều phải thực hiện việc lấy mẫu hoặc xét nghiệm để đảm bảo không có lây nhiễm trong cơ sở y tế.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết ngành y tế tiếp tục mở rộng năng lực thực hiện xét nghiệm, tăng công suất xét nghiệm, huy động các cơ sở y tế có khả năng thực hiện xét nghiệm bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân để triển khai xét nghiệm trên diện rộng; mở rộng xét nghiệm đối với các trường hợp có triệu chứng viêm đường hô hấp khi đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng. Triển khai phương pháp xét nghiệm mẫu gộp để giảm tải, tăng số lượng mẫu xét nghiệm và tiết kiệm nguồn lực.

Các trường hợp Tu vong đều có bệnh lý nền

Về tình hình dịch, Bộ Y tế cho biết, ổ dịch tại Đà Nẵng đang từng bước được kiểm soát, đã hạn chế được việc lây lan rộng ra cộng đồng. Số trường hợp mắc mới ghi nhận giảm trong những ngày gần đây.

Các trường hợp mắc bệnh ghi nhận tại Đà Nẵng trong thời gian vừa qua phần lớn là các trường hợp tại các bệnh viện trong thời gian bị phong tỏa (43 trường hợp) và các trường hợp tiếp xúc gần (F1) với các trường hợp mắc bệnh đã được cách ly y tế tập trung (172 trường hợp).

Trong 17 bệnh nhân Tu vong đến thời điểm này có 10 nữ và 7 nam, độ tuổi dao động từ 33-86 tuổi (11 người trên 60 tuổi). Các trường hợp mắc COVID-19 Tu vong đều có bệnh lý nền nặng với 82,4% có nhiều hơn 1 bệnh lý kèm theo phổ biến nhất là suy thận mạn (12), tăng huyết áp (8), đái tháo đường (8), tim mạch (7) và ung thư (3), nên nguy cơ Tu vong rất cao trong nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền nêu trên và có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp Tu vong trong nhóm các bệnh nhân này trong thời gian tới.

Do phần lớn không có triệu chứng mắc bệnh (khoảng 40%) nên việc phát hiện các trường hợp này tại các cơ sở y tế là rất khó (trường hợp bệnh đầu tiên chỉ được phát hiện khi có triệu chứng tại bệnh viện C Đà Nẵng nhưng hoàn toàn không có biểu hiện gì khi đến bệnh viện đa khoa Đà Nẵng...). Việc nâng cao năng lực cho các tuyến và thực hiện khám chữa bệnh từ xa là rất cần thiết để chủ động sàng lọc bệnh nhân và có thể xét nghiệm ngay tại tuyến huyện, thực hiện cách ly điều trị tại tuyến tỉnh.

Theo Bộ Y tế mặc dù đợt dịch này đã từng bước được kiểm soát và hạn chế được khả năng lây lan rộng ra cộng đồng, tuy nhiên trong thời gian tới vẫn có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các trường hợp mắc bệnh rải rác từ các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 chưa được phát hiện trong cộng đồng.

PGS.TS Trần Như Dương- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW- Chuyên gia dịch tễ của Bộ Y tế điều động đến hô trợ Đà Nẵng trong công tác giám sát, truy vết dịch tễ

Gần 300 cán bộ y tế từ hơn 20 đơn vị, địa phương tham gia hỗ trợ chống dịch tại Đà Nẵng và Quảng Nam

Ngay từ khi có ca bệnh đầu tiên tại Đà Nẵng, ngành y tế đã huy động sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trực tiếp hỗ trợ công tác điều trị tại các địa phương và thường xuyên thực hiện các hội chẩn từ xa để phát huy hiệu quả của công tác điều trị, hạn chế tối đa các trường hợp Tu vong.

Tiếp tục huy động các đơn vị y tế trực thuộc, địa phương cử chuyên gia, cán bộ y tế có chuyên môn cao về điều trị, dự phòng, xét nghiệm… hỗ trợ Đà Nẵng và Quảng Nam chống dịch.

Theo đó, các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bình Định, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng TW tiếp tục cử các đội đáp ứng nhanh để tri viện cho Đà Nẵng, Quảng Nam.

Tính đến nay, đã có gần 300 cán bộ y tế từ hơn 20 đơn vị, địa phương tham gia hỗ trợ chống dịch tại Đà Nẵng và Quảng Nam.

Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5f33c257f8ec6ee9270a2312)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY