Bệnh học ngoại khoa hôm nay

Công tác thay băng điều trị bỏng

Sau khi thay băng cho một bệnh nhân, phải ngâm rửa lại tay, mỗi bệnh nhân phải dùng khẩu phần thay băng riêng để tránh lây chéo.

Mục đích

Loại bỏ dịch mủ đọng ở vết bỏng, cắt bỏ mô hoại tử, làm sạch vết thương bỏng, đưa Thu*c vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán diện tích và độ sâu.

Yêu cầu

Đảm bảo vô khuẩn, chống lây chéo.

Thay băng phải nhẹ nhàng, tỷ mỷ.

Không làm đau đớn thêm cho người bệnh, hạn chế gây chảy máu hoặc làm bong các mảnh da ghép.

Chỉ định thay băng

Thay băng thường kỳ

Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng hai ngày một lần
2.kỹ thuật thay băng.

Những qui định về vô khuẩn trong thay băng:

Sau khi thay băng cho một bệnh nhân, phải ngâm rửa lại tay, mỗi bệnh nhân phải dùng khẩu phần thay băng riêng để tránh lây chéo.

Khẩu phần thay băng gồm: 2 khay quả đậu, 2 nỉa (1 nỉa có mấu, 1 nỉa không có mấu), 1 kéo cong, bông băng, gạc, Thu*c vừa đủ, tất cả đều được hấp sấy vô khuẩn.

Thứ tự bệnh nhân vào thay băng:

Ưu tiên những bệnh nhân cần sử trí kỳ đầu, bệnh nhân sau ghép da, tiếp theo là bệnh nhân có diện tích bỏng hẹp, ít dịch mủ, rồi đến những bệnh nhân có vết bỏng rộng, cuối cùng là những bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng.

Nếu không có bệnh nhân sau mổ ghép da thì bệnh nhân mới vào viện thay băng trước, bệnh nhân cũ thay băng sau. trẻ em ít tuổi nhất được ưu tiên thay băng trước.

Những bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm phải được thay băng sau cùng với bộ dụng cụ riêng.

Nên đưa bệnh nhân tới buồng băng để thay băng, trừ bệnh nhân bỏng nặng phải thay băng tại giường bệnh (cần có bàn và kíp thay băng di động).

Nhiệm vụ của nhân viên thay băng: phải có người vô khuẩn và người hữu khuẩn

Người hữu khuẩn: chuyển bệnh nhân đến buồng băng, và chuyển bệnh nhân về buồng bệnh, dùng nỉa, kéo tháo băng và gạc ngoài. dội nước muối S*nh l* 0,9% hoặc Thu*c tím loãng cho ẩm gạc, giúp việc cho người vô trùng, băng bó vết thương đúng kỹ thuật.

Kỹ thuật thay băng:

(do người làm công tác vô khuẩn thực hiện).

Người vô khuẩn khi thay băng phải rửa tay theo đúng qui trình bệnh viện, mặc quần áo đã được hấp vô khuẩn, đi găng tay đã hấp.

Dùng 2 nỉa nhẹ nhàng bóc lớp gạc bên trong ra, sao cho miếng gạc phải song song với mặt da. dùng nỉa có mấu cặp bông cầu đã vắt nước sao cho thiết diện của bông khi chấm vết thương được tiếp xúc nhiều mà mũi nỉa không chạm vào vết thương.

Khi rửa vết thương bỏng phải theo thứ tự sau đây:

Rửa từ vùng sạch đến vùng bẩn (vùng đầu, mặt rửa trước, còn các vùng bàn chân, tầng sinh môn rửa ở thì cuối của thay băng).

Trên một vết thương: chỗ nào sạch rửa trước, bẩn rửa sau. vùng da lành mép vết thương có thể sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch Thu*c đỏ.

Chú ý không để gây chảy máu, ảnh hưởng đến mảnh da ghép, nếu mảnh da ghép bong ra phải đặt lại.

Dùng gạc cầu thấm nhẹ nhàng vết thương, lấy bỏ giả mạc, cắt bỏ hoại tử, rửa lại vết thương cho sạch, nếu thấy chảy máu phải đặt gạc tẩm dung dịch canxi chlorua 10%, hoặc nước muối ấm.

Đặt gạc Thu*c hoặc bôi Thu*c trực tiếp lên vết bỏng (theo chỉ định của bác sỹ). sau đó đắp gạc khô hút nước (nếu là vùng ghép da thêm một lớp gạc vaselin)..lớp gạc sau chờm lên lớp gạc trước 1cm. độ dày của gạc tuỳ thuộc vào sự tiết dịch, mủ của vết thương.

Đối với mô hạt chuẩn bị ghép da không đắp dầu mỡ trực tiếp lên mổ hạt từ 3-5 ngày trước mổ.

Thay băng một số trường hợp đặc biệt đối với vết bỏng đã bôi Thu*c tạo màng

Nếu màng khô thì để tự khỏi.

Nếu nhiễm trùng dưới màng Thu*c thì dùng kéo cắt bỏ màng Thu*c bị nhiễm trùng, rửa sạch bằng nước muối S*nh l* 0,9% và đắp gạc Thu*c vào vùng cắt màng đối với vết bỏng để gạc bán hở:

Nếu khô thì không xử trí gì để hở tự khỏi.

Nếu ướt dùng kéo cắt bỏ gạc bị ướt, rửa sạch và đắp một lớp gạc Thu*c để bán hở., sấy khô đối với bỏng vùng mặt và vùng tầng sinh môn

Nếu bỏng nông: rửa sạch, thấm khô, bôi Thu*c đỏ, để hở.

Nếu bỏng sâu: rửa sạch, đắp Thu*c và băng lại, thay băng theo chỉ định.

Thay băng sau mổ ghép da mảnh mỏng tự thân

Chỉ định:

Với ghép da tem thư: 72 giờ sau mổ hoặc muộn hơn nếu bệnh nhân không sốt, tại chỗ vết bỏng khô, sạch.

Với ghép da tự thân mảnh lớn: thay băng kỳ đầu sau 24 giờ. các ngày sau thay băng hàng ngày nếu vết bỏng nhiều dịch. nếu khô thay băng hai ngày một lần.

Nơi lấy da: thay băng kỳ đầu sau 24 giờ.

Kỹ thuật:

Người hữu khuẩn đưa bệnh nhân sau mổ ghép da lên buồng thay băng đâù tiên, cắt bỏ băng.

Người vô khuẩn dùng nỉa bóc lớp gạc xốp, bóc lớp gạc dầu (vaselin).

Dùng bông thấm nước, tẩm nước vào lớp gạc Thu*c trong cùng cho đỡ dính. dùng nỉa không mấu để bóc lớp gạc trong cùng, khi bóc nhẹ nhàng, lớp gạc tiếp tuyến với mặt da. dùng nỉa có mấu để cặp bông cầu đã vắt nước để ép dịch. lấy bỏ đi những dải máu tụ hoặc những ổ mủ (nếu có), đặt lại những mảnh da bị bong. dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm, ép cho hết sạch dịch hoặc mủ vùng da ghép.

Đặt một lớp gạc Thu*c (theo chỉ định của bác sỹ) ở lớp trong cùng.

Đặt một lớp gạc dầu tiếp theo lên trên lớp gạc Thu*c.

Đặt gạc khô thấm nước (độ dày tuỳ thuộc vào mức độ tiết dịch của vết thương). các lớp gạc xếp lên nhau như “mái ngói”.

Băng ép chặt vừa phải.

Vùng đựơc ghép da nên kê cao, không để tiếp xúc với mặt giường nằm vì dễ bị tiết dịch và nhiễm khuẩn, da sẽ ch*t.

Đối với vùng cho da :sau khi bệnh nhân đã được giảm đau tốt, người vô trùng bóc từng lớp gạc xốp ỏ bên ngoài và để lại một lớp gạc dầu ở trong cùng. sấy khô vùng này bằng máy sấy. nếu diễn biến thuận lợi, sau 5-7 ngày vùng cho da sẽ tự liền và màng Thu*c sẽ bong.

Các Thu*c thường sử dụng ở buồng băng

Dạng dung dịch

Dung dịch nước muối S*nh l* 0,9%.

Dung dịch becberin 0,1%.

Dung dịch axit boric 3%.

Dung dịch nitrat bạc 0,25%, 0,5%.

Dung dịch sulfat đồng 5%/

Dung dịch Thu*c đỏ.

Dung dịch betadin 10% hoặc povidin 10%.

Nước nghệ ép, nước muối 5%,...

Dạng Thu*c mỡ

Mỡ cao vàng, mỡ vaselin, mỡ kháng sinh, chitosan...

Mỡ madhuxin.

Mỡ madecasol...

Dạng bột

Bột b76, bột a.boric...

Dạng cream

Các chế phẩm của silver sulfadiazin 1% (cream sulfadiazin-bạc 1%, sivirin 1%.

Cream biafin.

Cream nghệ...

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocngoai/cong-tac-thay-bang-dieu-tri-bong/)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY